CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay / Bùi Ngọc Quỵnh, Tô Hiến Thà, Đậu Vĩnh Phúc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 42-46 .- 330

Phát triển khu kinh tế ven biển là hướng đi tất yếu, đầy hứa hẹn của Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Bên cạnh những kết quả tích cực, đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong thời gian qua, khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đã đầu tư. Bài viết thông qua việc phân tích thực trạng phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay, chỉ ra những vấn đề mâu thuẫn đang đặt ra , từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục trong thời gian tới.

2 Triển vọng kinh tế Mỹ và những tác động đến kinh tế Việt Nam / Nguyễn Đức Độ // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 110-112 .- 330

Tại Mỹ mặc dù lạm phát đã đạt đỉnh và đang trong xu hướng giảm, nhưng mức lạm phát hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Bởi vậy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phá khá cao. Đây là chỉ báo khá tin cậy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Với việc Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

3 Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động thông tin khoa học và công nghệ / Trần Đắc Hiến, Kiều Thị Lệ Thu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 08-10 .- 330

Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc xây dựng, áp dụng và tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động KH&CN nói chung, dịch vụ thông tin KH&CN nói riêng là vấn đề tương đối khó khăn và phức tạp do đặc thù của hoạt động thông tin KH&CN là lĩnh vực sản xuất phi vật chất. Bài viết đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động thông tin KH&CN.

4 Kết quả, lợi thế và thách thức trong kết nối kinh tế Việt Nam – Nhật Bản / Phạm Văn Quốc, Đỗ Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 4(113) .- Tr. 57-66 .- 330

Phân tích thực trạng kết nối kinh tế Việt Nam – Nhật Bản những năm qua, bài viết đưa ra nhận định về cục diện quan hệ hai nước với những lợi thế và thách thức trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối kinh tế Việt Nam – Nhật Bản nhằm đưa ra quan hệ Đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, hướng tới sự phát triển bền vững.

5 Kinh tế Việt Nam vững bước đi tiếp trong năm con hổ / Nguyễn Đức Kiên // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 18-21 .- 330

Trải qua năm 2021 đầy khó khăn bởi ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, năm 2022 chính phủ cần ưu tiên đẩy mạnh đầu tư công, hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bằng chính sách cụ thể… nhằm đưa năm Nhâm Dần là năm xây dựng nền tảng cho việc khôi phục kinh tế sau đại dịch.

6 Nâng cao năng lực thích ứng với trạng thái bình thường mới của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid -19 / Đặng Thành Chung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 97 - 99 .- 330

Bài viết bàn về năng lực thích ứng với trạng thái bình thường mới của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch covid 19 trên hai nội dung: Đại dịch covid 19 và trạng thái bình thường mới và một số gợi ý chính sách nâng cao năng lực thích ứng với trạng thái bình thường mới của nền kinh tế Việt Nam.

7 Tổng quan về Thế gới và Việt Nam năm 2020 / Lương Minh Cừ, Nguyễn Thị Mỹ Phượng // Khoa học Đại học Cửu Long .- 2021 .- 21 .- Tr. 5-14 .- 330

Khái quát nền kinh tết Việt Nam và thế giới trong năm 2020. Năm 2020 la năm đánh dấu nhiều bất ổn, biến động đến nền kinh tế Việt Nam và Thế giới. Theo tổng cục Thống kê Việt Nam tăng trưởng GDP năm 2020 giảm so năm 2019 thấp nhất trong 10 năm gần đây. Các nước ASEAN GDP âm so với những năm trước, tuy nhiên có Việt Nam, Lào, Myanmar GDP dương.

8 Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 / Bùi Văn Huyền, Đỗ Tất Cường // Tài chính .- 2021 .- Số 744 + 745 .- Tr. 22 - 26 .- 330

Bài viết đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn để nền kinh tế Việt Nam duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.

9 Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam / Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 93-95 .- 330

Nâng cao sự phát triển đối với nền kinh tế tư nhân sẽ có tác động làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Kinh tế tư nhân có nhiều khó khăn cần có các giải pháp cấp thiết để phát triển mạnh mẽ. Bài viết đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân

10 Bài học về tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí // Ngân hàng .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 8-13 .- 330

Sự cần thiết tăng năng lực tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế; vai trò ngành tài chính - ngân hàng trong tăng tính tự chủ nền kinh tế.