CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật--Môi trường

  • Duyệt theo:
1 Thực hiện bảo đảm an ninh môi trường theo Nghị Quyết Đại hội XIII / Trần Ngọc Ngoạn // .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 3-12 .- 340.02

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bài báo khuyến nghị một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện bảo đảm an ninh môi trường của nước ta trong thời gian tới.

2 Pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam / Lê Hải Đường // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 19 (393) .- Tr. 17-20 .- 340

Trình bày về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

3 Vi phạm pháp luật môi trường ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số giải pháp phòng ngừa / Nguyễn Tiến Dũng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 16 (366) .- Tr. 49-51 .- 340

Phân tích thực trạng và nguyên nhân phát sinh những vi phạm pháp luật về môi trường. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường.

4 Pháp luật đầu tư và pháp luật môi trường về đầu tư kinh doanh loài ngoại lai ở Việt Nam / Nguyễn Thị Mai // Luật học .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 56-64 .- 340

Phụ thuộc vào khả năng, đặc tính của loài ngoại lai, loài ngoại lai có thể gây hại hoặc không gây hại đến hệ sinh vật bản địa, đến phát triển kinh tế. Để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực tới môi trường, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế, pháp luật đầu tư và pháp luật môi trường có những quy định về đầu tư kinh doanh loài ngoại lai. Tuy nhiên, các quy định này có mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa đầy đủ và có những cách hiểu khác nhau, cản trở quá trình đầu tư kinh doanh đối với loài ngoại lai. Bài viết đánh giá, bình uận các quy định hiện hành của pháp luật đầu tư, pháp luật môi trường về đàu tư kinh doanh loài ngoại lai và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

5 Xây dựng chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường : dấu ấn nhiệm kỳ 2016-2020 và định hướng giai đoạn tiếp theo / Phan Tuấn Hùng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 52-54 .- 343

Nhìn lại kết quả nhiệm kỳ chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-205.

6 Hoàn thiện pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay / TS. Trần Lệ Thu // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 21 (347) .- Tr. 19-21 .- 340

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu.

7 Hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường / ThS. Lê Thị Hằng // Môi trường .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 47 - 49. .- 340

Nghiên cứu, sửa đổi nhóm các hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định số 155 cho phù hợp với thực tế là cần thiết là cần thiết, điều này sẽ góp phần quan trọng vào hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

8 Điều chỉnh pháp lí về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 44 – 56 .- 340

Bài viết làm rõ ba vấn đề: 1. Chế độ pháp lí đối với vùng trời quốc gia và vùng trời quốc tế liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng, trong đó phân tích các nguyên tắc và nội dung của những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng tại vùng trời quốc gia và vùng trời quốc tế theo quy định tại các điều ước quốc tế và văn bản có liên quan của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. 2. Đánh giá những tác động của vùng nhận diện phòng không đối với hoạt động hàng không dân dụng của phương tiện bay cũng như hoạt động quản lí của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và quốc gia liên quan. 3. Đánh giá khả năng thiết lập vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc tại biển Đông và một số đề xuất đối với Việt Nam.

9 Cơ sở lí luận của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường / Võ Thị Kim Tuyến // Luật học .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 63 – 73 .- 410

Theo cách phân loại dịch vụ môi trường của Tổ chức thương mại thế giới, định nghĩa về dịch vụ môi trường của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, từ thực tiễn áp dụng pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua, bài viết đưa ra các khái niệm dịch vụ môi trường và phát triển dịch vụ môi trường; khái niệm, nguyên tắc và những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường.

10 Tác động của việc xây dựng thủy điện trên sông MeKong đến an ninh môi trường của Việt Nam – Một số vấn đề pháp lý đặt ra / Võ Trung Tín, Ngô Gia Hoàng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 35 – 46 .- 340

Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong đã gây ra những hệ quả tiêu cực về môi trường, đặc biệt là đối với các nước vùng hạ lưu, trong đó có Việt Nam. Phân tích khung pháp lý cho vấn đề kiểm soát việc khai thác nguồn nước sông MeKong quốc tế ( MRC ) và Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận.