CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vô sinh--Điều trị

  • Duyệt theo:
11 Mức độ stress oxy hóa và đứt gãy DNA của tinh trùng ở nam giới vô sinh / Vũ Thị Huyền, Trần Đức Phấn, Nguyễn Thị Trang // .- 2019 .- Số 110(1) .- Tr. 25-31 .- 610

Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh nam. Stress oxy hóa gây tổn thương màng tinh trùng, do đó làm giảm khả năng di động và ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tinh trùng. Việc xác định mức độ stress oxy hóa là rất cần thiết trong chẩn đoán và điều trị vô sinh nam. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối liên quan giữa các mức độ stress oxy hóa trong tinh trùng với tỷ lệ đứt gẫy DNA tinh trùng. 50 bệnh nhân nam vô sinh (theo Tổ chức Y tế Thế giới 2010) được xét nghiệm tinh dịch đồ, đo mật độ đứt gãy tinh trùng bằng kit Halosperm và xác định mức độ stress oxy hóa bằng kit Oxisperm của hãng Halotech. Kết quả cho thấy mức độ stress oxy hóa có mối tương quan tỷ lệ nghịch với mật độ (r =- 0.484, p < 0,01 ), độ di động (-0.353, p < 0,01) và hình thái bình thường (-0.4, p < 0,01) của tinh trùng, đồng thời có mối tương quan thuận với tỷ lệ đứt gãy DNA của tinh trùng với hệ số tương quan r = 0,631 (p < 0,01). Nghiên cứu này đã chỉ ra mức độ stress oxy hóa cao có liên quan đến tỷ lệ đứt gãy DNA của tinh trùng. Do đó việc đánh giá mức độ stress oxy hóa trong tinh trùng và tỷ lệ đứt gẫy DNA tinh trùng góp phần quan trọng trong điều trị vô sinh nam và tăng tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

12 Đánh giá độ chính xác của bộ xét nghiệm xác định mức độ đứt gãy AND tinh trùng ứng dụng chẩn đoán vô sinh ở nam giới / Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Thị Trang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 9 .- Tr.6-9 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá độ chính xác của bộ xét nghiệm cải tiến xác định mức độ đứt gãy AND tinh trùng ở các trường hợp nam giới vô sinh. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 mẫu tinh dịch của bệnh nhân nam giới được chẩn đoán vô sinh đến làm xét nghiệm tại Trung tâm Tư vấn Di truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và có mật độ tinh trùng >= 1 triệu/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ xét nghiệm cải tiến có hệ số biến thiên CV% = 2,26% < 5%; t tn = 0,97 < t c. Như vậy có thể kết luận: bộ xét nghiệm xác định mức độ đứt gãy AND tinh trùng cải tiến đạt yêu cầu của một bộ xét nghiệm định lượng.

13 Thẩm định độ chính xác của bộ xét nghiệm tự pha để định lượng fructose trong tinh dịch phục vụ chẩn đoán vô sinh nam / Nguyễn Thị Trang, Trần Thị Hồng Nhung, Bùi Bích Mai, Trần Lê Giang // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.1-6 .- 572

Fructose được hình thành trong túi tinh dưới tác động của testosterone và được tiết ra cùng với tinh trùng qua ống dẫn tinh trong mỗi lần xuất tinh nên fructose được coi là chất sinh hóa phản ánh trung thực chức năng của các thành phần này. Nồng độ fructose trong tinh dịch bình thường khẳng định vai trò của các testosterone và chức năng của túi tinh, ống dẫn tinh bình thường, không gặp hiện tượng tắc nghẽn. Nghiên cứu này được thực hiện trên 30 nam giới đến khám và làm xét nghiệm tinh dịch đồ tại Trung tâm Tư vấn di truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bộ kit tự pha theo phương pháp ROE cải tiến đã được sử dụng để định lượng nồng độ fructose trong tinh dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ dung dịch TCA (Trichloroacetic acid – CCI3COOH) tối ưu là 10%; thành phần phức hợp màu gồm 2,5 ml HCL 30% và 0,25 ml resorciol 0,1%; độ lặp lại: CV%=1,407% (<5%); độ chụm trung gian: CV%=2,032% (<5%); độ đúng: t tn=0,906

14 Ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn AZF ở bệnh nhân vô sinh nam không có tinh trùng / Lương Thị Lan Anh, Hoàng Thu Lan // .- 2018 .- Số 2(Tập 61) .- Tr.8-12 .- 610

Nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR phát hiện mất đoạn ÀZ ở 30 bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trình. 30 mẫu máu ngoại vi được chiết tách AND, kỹ thuật Real-time PCR sử dụng 21 trình tự đích để phát hiện mất đoạn nhỏ thuộc vùng AZFabcd, bao gồm 6 cặp mồi vùng AZFa (sY84, sY86, sY82, sY1064, sY1065, sY88), 6 cặp mồi vùng AZFb/d (sY127, sY134, sY105, sY121, sY143, sY153), 7 cặp mồi vùng AZFc (sY254, sY255, sY1191, sY1192, sY1196, sY1291, sY160) và 2 nội kiểm ZFY/X, SRY. Kết quả phân tích có đối chứng với kỹ thuật multiplex PCR phát hiện 8 vị trí cơ bản (sY84, sY86, sY127, sY134, sY254, sY255, sY153, PB2) và diện di mao quản (xác định AZF mở rộng – 10 trình tự mở rộng): 4 cặp mồi vùng AZFa (sY82, sY83, sY88, sY1065), 3 cặp mồi vùng AZFb (sY105, sY121, sY1192), 3 cặp mồi vùng AZFc (sY1191, sY1291, sY160) và nội kiểm ZFY/X, SRY. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 40% (12/30) các trường hợp mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể (NST) Y ở các bệnh nhân nam không có tinh trùng. Mất đoạn vùng AZF cơ bản có 2/12 bệnh nhân (16,7%), mất đoạn vùng AZF mở rộng có 10/12 bệnh nhân (83,3%). Mất đoạn vùng cơ bản có kèm theo các vị trí mở rộng (sY1192, sY1191, sY160). Tại các vị trí mở rộng (sY1291, sY1191, sY1291, sY160). Tại các vị trí mở rộng, chủ yếu gặp các mất đoạn sy1291, sY1191 (AZFc) và sY1192 (AZFb).

15 Kết quả điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) tại thành phố Nam Định / Đỗ Thị Hồng Hải, Lê Thanh Tùng // .- 2017 .- Số 01 .- Tr. 35-39 .- 610

Đánh giá kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung (IUI) tại thành phố Nam Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 chu kỳ bơm IUI của các các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn do nguyên nhân tại cổ tử cung, do thiếu tinh trùng, do không rõ nguyên nhân trong thời gian từ tháng 9/2016 - 6/2017 tại Phòng khám 144 Song Hào - Nam Định. Kết quả tuổi trung bình của người vợ là 29,1 ± 3,7; Tuổi trung bình của người chồng là 32,5 ± 4,46; Thời gian vô sinh trung bình là 3,3 ± 1,8 (năm); Nguyên nhân vô sinh do tinh trùng yếu, ít, dị dạng chiếm tỷ lệ cao nhất: 80 phần trăm; Chu kỳ tự nhiên không tiêm hCG chiếm tỷ lệ cao 73,3 phần trăm; Độ dày niêm mạc tử cung của đối tượng từ 8-10 (mm) chiếm tỷ lệ cao 56,7 phần trăm; Tỷ lệ có thai sinh hóa cũng như có thai lâm sàng chiếm 13,3 phần trăm. Kết luận: Điều trị 30 chu kỳ cho các các cặp vợ chồng vô sinh bằng phưng pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại thành phố Nam Định cho kết quả tỷ lệ có thai sinh hóa cũng như có thai lâm sàng chiếm tỷ lệ 13,3 phần trăm.

16 Nghiên cứu bước đầu áp dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán các kiểu mất đoạn nhỏ vùng AZFc trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh / Cao Thị Tài Nguyên, Nguyễn Trung Kiên, Vũ Thị Nhuận // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 245-249 .- 610

Nghiên cứu bước đầu áp dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán các kiểu mất đoạn nhỏ vùng AZFc trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh có mật độ tinh trùng dưới 5x10mũ6/ml. Kết quả cho thấy kỹ thuật QF-PCR có độ chính xác 100 phần trăm, có thể sử dụng kỹ thuật này trong chẩn đoán các kiểu mất đoạn nhỏ vùng AZFc ở nam giới vô sinh với 5 cặp dấu phhana tử sY254, sY255, sY1191, sY1192 và sY1291. Tỷ lệ đột biến vùng AZFc là 6/30, trong đó có 2 trường hợp mất đoạn hoàn toàn vùng AZFc kiểu gr/gr và 1 trường hợp mất đoạn kiểu b2/b3.