CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát thải khí nhà kính

  • Duyệt theo:
1 Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon và đề xuất khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Văn Minh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 50-52 .- 363

Giới thiệu khái quát về CBAM của EU và cơ chế CBAM của Hoa Kỳ, sự chuẩn bị của Việt Nam và đề xuất, khuyến nghị để các cơ quan liên quan, cũng như doanh nghiệp có kế hoạch ứng phó với chính sách này.

2 Một số kinh nghiệm về sáng kiến thành phố phát thải các-bon thấp trên thế giới / Nguyễn Vũ Phương Linh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 53-55 .- 363

Chia sẻ kinh nghiệm của một số thành phố và trung tâm đô thị trên thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải các-bon thông qua bốn hạng mục: Quản trị và Chính sách; Sự tham gia của các bên liên quan; Giải pháp sáng tạo và dựa trên thiên nhiên; Kinh tế tuần hoàn.

3 Giảm phát thải, phát triển nền kinh tế xanh, các-bon thấp tiến tới Net zero / Hoàng Thảo // .- 2023 .- Số (17+18) - Tháng 9 .- Tr. 93-95 .- 363

Một số kết quả đạt được giảm nhẹ phát thải, tiến tới Net zero vào năm 2050; Giảm phát thải, phát triển kinh tế xanh, các-bon thấp.

4 Vai trò của lĩnh vực năng lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 / Hoàng Văn Tâm // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 32-35 .- 363

Phân tích nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị Quyết số 24-NQ/ TW, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đưa ra giải pháp phát triển năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

5 Chuyển đổi mạnh mẽ năng lượng, phát triển phát thải thấp theo lộ trình đạt phát thải ròng bằng “0” / Nguyễn Hoàng // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 10-12 .- 363

Trình bày thực trạng chuyển đổi mạnh mẽ năng lượng, phát triển phát thải thấp và đưa ra một số giải pháp giảm nhẹ phát thải ròng bằng “0” theo lộ trình.

6 Chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Phước Hạnh, Vũ Đức Nghĩa Hưng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 69-78 .- 363

Phân tích điểm tương đồng về nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải, quy định pháp luật cũng như sự hợp tác, hỗ trợ song phương trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả tập trung phân tích chính sách trung hòa khí thải carbon và giảm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc tầm nhìn đến 2050, qua đó đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của chính sách và rút ra kinh nghiệm từ Hàn Quốc nhằm kiến nghị một số giải pháp cho Việt Nam.

7 Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” / Tạ Đình Thi // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 46-48 .- 363.7

Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về phát thải khí nhà kính hiện nay.

8 Chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Trần Hoàng Anh, Trương An Hà, Ngô Thị Tố Nhiên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 26-29 .- 363

Trình bày chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Sự phát triển nhanh chóng của nhiệt điện than trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt nhiệt điện than; đồng thời trở thành nguồn cung cấp điện chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đứng trước các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu cũng như các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải, Việt Nam cần có chiến lược sử dụng hiệu quả loại hình nguồn điện này. Bài toán cho nhiệt điện than cần cân nhắc nhiều giải pháp từ góc độ kỹ thuật, chính sách, xã hội cho đến cơ chế tài chính và các bài học kinh nghiệm quốc tế để cân bằng giữa đảm bảo an ninh năng lượng và đóng góp vào mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Các giải pháp có thể được xem xét bao gồm cải tiến kỹ thuật, nâng cấp công nghệ để tăng hiệu suất, tăng khả năng vận hành linh hoạt; cải thiện chế độ vận hành, quy trình bảo trì bảo dưỡng; nghiên cứu áp dụng công nghệ thu hồi CO2, xây dựng lộ trình và cơ chế chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than phù hợp để đảm bảo quá trình chuyển dịch công bằng cho tất cả các bên liên quan.

9 Đánh giá lượng phát thải khí nhà kính của hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ / Nguyễn Thị Hồng Điệp, Phan Kiều Diễm, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thanh Giao, Đinh Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Kiều Diễm, Hồ Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nghĩa // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 54-59 .- 363

Nghiên cứu đánh giá lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động dân sinh tại quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy của TP Cần Thơ. Phương pháp tính toán lượng phát thải dựa trên công thức và hệ số phát thải ô nhiễm ABC EIM (2013) cho 3 loại khí nhà kính gồm CO, CH4 và N2O. Việc phát thải khí nhà kính ngày càng lớn vào khí quyển đã và đang gây tác động nghiêm trọng đến ô nhiễm môi trường, làm thay đổi thành phần và chất lượng không khí; sự nóng lên của khí quyển Trái đất làm nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kết quả ước tính và kiểm kê khí nhà kính hàng năm là rất cần thiết nhằm xác định các nguồn và lượng khí phát thải để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xây dựng kịch bản giảm nhẹ và giải pháp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại địa phương.

10 Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam và khuyến nghị / Tuyết Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 67-69 .- 363

Cung cấp thông tin hiện trạng bụi PM2.5 không chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà ở tất cả 63 tỉnh/thành phố với dữ liệu được tổng hợp và phân tích từ trạm quan trắc tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh. Trong tổng lượng phát thải PM2.5 của cả nước, phát thải từ đốt bỏ phụ phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là đun nấu dân sinh (17%), giao thông đường bộ (13%), cháy rừng (12,7%), hoạt động công nghiệp (11%) và nhà máy nhiệt điện (3,3%), các hoạt động còn lại đóng góp 3%.