CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn nhân lực--Khoa học

  • Duyệt theo:
1 Quan niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực khoa học công nghệ / Lưu Minh Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.96 - 97. .- 004

Theo UNESCO, nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người trực tiếp liên quan tới sự ra đời, hoạt động, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức KH&CN trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học y dược và khoa học nông nghiệp. Theo định nghĩa này, nguồn nhân lực KH&CN không bao gồm những người hoạt động văn hoá nghệ thuật, những nhà hoạt động chính trị, tôn giáo ... Tuy rằng họ có thể được đào tạo qua các trường học chuyên nghiệp cao, các giáo viên phổ thông.

2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của nguồn nhân lực các trường đại học ở Việt Nam / Tống Thị Hạnh // Công thương (Điện tử) .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 208-213 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng tình hình nghiên cứu khoa học của nguồn nhân lực các trường đại học ở Việt Nam, Kết quả phân tích này là cơ sở để tác giả đề xuất một sô giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - một trong những nhiệm vụ quan trọng của nguồn nhân lực trong các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

3 Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ tỉnh Khánh Hòa / Đoàn Hồng Lê, Lê Thị Hoàng Mỹ // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 258 tháng 12 .- Tr. 94-104 .- 658.3

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ đóng vai to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, việc tiếp cận, nghiên cứu một cách có hệ thống về sử dụng và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ là việc làm có ý nghĩa và cấp thiết, nhất là trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 và giai đoạn phát triển tăng tốc của tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Bài báo này trình bày những kết quả và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tỉnh Khánh Hòa, qua đó góp phần giúp lãnh đạo địa phương, các nhà nghiên cứu có được cái nhìn tổng quát về nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói chung, thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ Khánh Hòa nói riêng. Đồng thời, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển tăng tốc của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến.