CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp phát triển thị trường trái cam hữu cơ tại đồng bằng sông Cửu Long / Hồ Bạch Nhật // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 117-119 .- 332

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững trong giai đoạn hiện nay. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong ngành nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình thí nghiệm lựa chọn để đánh giá thực trạng sẵn sàng chi trả của hộ gia đình, từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp có liên quan đến chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hữu cơ và giá cả để triển thị trường trái cây hữu cơ.

2 Đa dạng hóa sinh kế và nghèo đói ở vùng bị xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Lê Thị Kim Loan, Ngô Thị Thanh Trúc, Dương Đăng Khoa // .- 2023 .- Số 09 .- Tr. 4-19 .- 658

Kết quả ước lượng của mô hình logit nhị thức và mô hình logit đa thức cho thấy xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến khả năng đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt làm giảm khả năng kết hợp sinh kế nông nghiệp và làm công ăn lương. Ngoài ra, kiểm định chi bình phương và phương pháp so sánh điểm xu hướng còn cho thấy có mối quan hệ nghịch giữa đa dạng hóa sinh kế và nghèo đói của hộ dân trong vùng thông qua thu nhập.

3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Tấn Khoa // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 158- 160 .- 332

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín ngân hàng mà các doanh nghiệp, người dân trong Vùng có thể tiếp cận vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng và làm rõ một số hạn chế về tín dụng ngân hàng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng ngân hàng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới.

4 Ảnh hưởng từ năng lực nhà quản lý đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long / Đặng Xuân Huy, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Hải Quang // .- 2023 .- Só 811 .- Tr. 203-207 .- 658

Nghiên cứu này tìm hiểu sự ảnh hưởng từ năng lực nhà quản lý đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực quản lý tri thức và định hướng kỹ thuật số. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp để giải quyết mục tiêu, trong đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện khảo sát với 546 nhà quản lý các doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả năng lực quản lý tri thức và định hướng kỹ thuật số đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, trong đó, năng lực quản lý tri thức ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Đồng thời, năng lực hấp thụ và định hình cảm xúc ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thông qua quản lý tri thức. Năng lực công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực quản lý trách nhiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thông qua định hướng kỹ thuật số. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả kinh doanh thông qua các năng lực nhà quản lý.

5 Các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ cung ứng điện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long / Đinh Văn Hưởng // .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 75-77 .- 621.3

Dịch vụ cung ứng điện là lĩnh vực đặc thù và quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước về đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cao chất lượng cung ứng điện thoả mãn nhu cầu xã hội là nhiệm vụ mang tính chính trị mà cả ngành điện hướng tới. Công tác cung ứng điện tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có ý nghĩa lớn cho phát triển kinh tế xã hội của khu vực, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ cung ứng điện được lựa chọn và thực hiện nhằm đóng góp thêm cho việc cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng.

6 Ứng phó rủi ro và lợi nhuận trồng lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Tuấn Kiệt, Trần Hoàn Thiện // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 540 .- Tr. 109-120 .- 330

Nghiên cứu cho thấy đa phần nông dân đã nhận thức được tình trạng rủi ro gây ra thiệt hại trong quá trình sản xuất và đã lựa chọn các biện pháp tích cực để ứng phó nhằm cải thiện lợi nhuận..

7 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long / Nguyễn Thị Phúc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 184-187 .- 657.458

Nghiên cứu được tiến hành với số liệu sơ cấp được thực hiện qua hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi với 260 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là: Nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ, sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

8 Mối quan hệ giữa hình ảnh, thái độ đối với điểm đến và quyết định quay lại du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long / Bùi Quang Bé, Bùi Văn Trịnh, Bùi Thị Kim Trúc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 199-203 .- 910

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa “Hình ảnh điểm đến”, “Thái độ đối với điểm đến” và “Quyết định quay lại” của khách du lịch đối với các điểm đến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 512 khách du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “Hình ảnh điểm đến” và “Thái độ đối với điểm đến” có mối tương quan thuận đến “Quyết định quay lại”; “Hình ảnh điểm đến” có tác động tích cực đến “Thái độ đối với điểm đến”.

9 Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mô hình liên kết kinh tế “bốn nhà” / Lưu Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 34-36 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng các mối quan hệ của mô hình liên kết “bốn nhà". Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thì trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị

10 Co giãn giá trong tiêu thụ điện sản xuất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long / Vũ Thị Thư Thư, Nguyễn Lý Kiều Chinh, Trần Thị Thùy Dung // .- 2022 .- Số 8(531) .- Tr. 110-120 .- 658

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vi mô ở cấp độ doanh nghiệp để ước tính độ co giãn theo giá trong nhu cầu điện sản xuất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và sử dụng mô hình kinh tế lượng dựa trên hàm chi phí Cobb-Dounglass để tính. Kết quả cho thấy việc sử dụng điện công nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long có co giãn theo giá nhung đối với cả nước là không co giãn theo giá. Kết quả cho thấy vốn được sử dụng làm hàng hóa bổ sung cho điện, trong khi lao động được sử dụng thay thế cho điện.