CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đa dạng sinh học

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp thúc đẩy hành động vì đa dạng sinh học và hệ sinh thái tại Việt Nam / Trần Ngọc Cường // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 27-28 .- 363

Việt Nam được công nhận là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

2 Mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học trên cơ sở phân tích cảnh quan khu vực đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa / Ngô Trung Dũng, Nguyễn Đăng Hội // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 3 - 11 .- 570

Tiếp cận cảnh quan (CQ) là công cụ phù hợp cho định hướng không gian và xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đặc điểm, sự phân hóa và chức năng của các đơn vị CQ biển đảo, kết hợp phân tích yêu cầu quản lý, bài báo đã xây dựng mô hình quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học (ĐDSH) gắn với nhiệm vụ quốc phòng cho khu vực đảo Nam Yết. Mô hình bao gồm: phân khu bảo tồn nghiêm ngặt ĐDSH; phân khu cảng biển và dịch vụ hậu cần nghề cá; phân khu quần cư, sinh hoạt của lực lượng bảo vệ biển, đảo; phân khu bố trí các tổ đội dân cư; phân khu bố trí lực lượng phối thuộc; phân khu phát triển CQ, môi trường xanh của đảo; phân khu và không gian hoạt động của các lực lượng. Mô hình được thực hiện bởi bộ máy quản lý thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng theo yêu cầu của xây dựng khu vực phòng thủ cho quẩn đảo Trường Sa.

3 Giải pháp trọng tâm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học Việt Nam / Hạnh Nguyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 23 (397) .- Tr. 49-50 .- 577

Thách thức về đa dạng sinh học và ba giải pháp trọng tâm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học.

4 Hiện trạng đánh giá tác động đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường và các đề xuất, kiến nghị / Lê Xuân Cảnh // Môi trường .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 54-57 .- 570

Việc đánh giá tác động đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường nhằm xác định các yếu tố đa dạng sinh học trong các giai đoạn thực hiện đánh giá tác động môi trường để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến đa dạng sinh học và thúc đẩy các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng lợi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

5 Một số nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2030 / Hoàng Thị Thanh Nhàn // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 14-15, 29 .- 363.7

Phân tích các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp trọng tâm của Chiến lược quốc gia về tình trạng đa dạng sinh học đang bị suy thoái với tốc độ cao nhằm đến năm 2030 sẽ gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

6 Các tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học Việt Nam / GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh // Môi trường .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 27-29 .- 363.7

Trình bày về đa dạng sinh học của Việt Nam, tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học.

7 Nghiên cứu đánh giá độ phong phú, tương đồng của loài ve sầu (Hemiptera : Cicadidae) ở khu vực Tây Bắc / Lưu Hoàng Yến, Phạm Hồng Thái, Bùi Thu Quỳnh // .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 27-31 .- 363

Nghiên cứu đánh giá độ phong phú, tương đồng của loài ve sầu (Hemiptera : Cicadidae) ở khu vực Tây Bắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài ve sầu thuộc họ Cicadidae, nhưng mới dừng lại ở phạm vi đánh giá đa dạng loài của một khu bảo tồn thiên nhiên, hay một vườn quốc gia thuộc vùng Tây Bắc nước ta, chưa có nghiên cứu tổng thể về đánh giá đa dạng sinh học của các loài ve sầu thuộc họ Cicadidae. Kết quả cho thấy, loài ve sầu trong họ Cicadidae có sự đa dạng cao nhất ở hệ sinh thái rừng già, giảm dần khi sang hệ sinh thái rừng phục hồi tự nhiên và thấp nhất ở hệ sinh thái rừng phục hồi nhân tạo. Thành phần loài họ Cicadidae ở đai độ cao trên 1.000m đa dạng hơn đai độ cao dưới 1.000m. Ở đai độ cao trên 1.600m, thành phần loài ít, nhưng lại là những loài đặc hữu của vùng Tây Bắc, Việt Nam.

8 Phát huy giá trị di sản từ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng / Phạm Hồng Thái, Võ Văn Trí, Lê Thị Phương Lan // Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 58-60 .- 363

Đưa ra những giá trị nổi bật về đa dạng sinh học; các hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; một số khó khăn, trở ngại và đề xuất giải pháp.

9 Ứng dụng chỉ số đa dạng sinh học và chỉ số môi trường để đánh giá chất lượng môi trường nước tại vùng biển ven bờ khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi / Nguyễn Kiều Hoa, Nguyễn Thị Thu Nhạn, Nguyễn Đình Tứ // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 24 (374) .- Tr. 39-41 .- 363

Xác định cấu trúc quần xã tuyến trùng, các chỉ số đa dạng sinh học của chúng và đánh giá được hiện trạng chất lượng nước thông qua sinh vật chỉ thị là quần xã Tuyến trùng tại vùng biển ven bờ khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi.

10 Kiến tạo các giải pháp bền vững cho đa dạng sinh học của Việt Nam / TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 23-25 .- 363.7

Trình bày về: nhiều thành tựu 10 năm bảo tồn và phục hồi giá trị đa dạng sinh học; tăng cường nỗ lực bảo tồn loài; kiến tạo các giải pháp bền vững cho đa dạng sinh học.