CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bài học kinh nghiệm

  • Duyệt theo:
1 Hỗ trợ vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam / Phạm Văn Thịnh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 93-96 .- 658

Giải pháp tài chính cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia luôn quan tâm, trong đó có Việt Nam. Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã rất thành công khi đưa ra hệ thống giải pháp tài chính phù hợp giúp các DNNVV có thể tiếp cận vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, bài viết tập trung tổng kết những giải pháp tài chính liên quan đến hỗ trợ vốn cho DNNVV của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đức. Nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia này sẽ là tiền đề quan trọng để rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của nước ta.

2 Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh / Võ Minh Tuấn // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 86-88 .- 332

Ngày 17/01/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023 với mục tiêu “kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý”, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã xác định chủ đề năm 2023 là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Thực thi nhiệm vụ được giao từ NHNN và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, trong vai trò là cơ quan triển khai và thực thi chính sách tại địa phương, đã cùng với hệ thống ngân hàng Thành phố phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN tại địa phương, tập trung thực hiện tích cực các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng để đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp.

3 Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường: kinh nghiệm của thái lan và bài học cho Việt Nam / Ma Ngọc Ngà // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 102-111 .- 658

Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp. Các hợp đồng nông nghiệp là cơ sở quan trọng để Chính phủ thiết lập các kế hoạch phát triển nông nghiệp. Trong liên kết nông nghiệp, vai trò của các công ty tư nhân là cung ứng đầu vào tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật và mua sản phẩm đầu ra của nông dân. Mía đường là một trong những ngành được coi là thành công nhất của Thái Lan trong việc phát huy sức mạnh của mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Từ kinh nghiệm của Thái Lan, bài viết đưa ra một số bài học và gợi ý chính sách cho Việt Nam trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành mía đường.

4 Kinh nghiệm về thực hành phòng chống rửa tiền tại một số quốc gia - bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 66-71 .- 340

Phòng, chống rửa tiền (PCRT) là một trong những vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động rửa tiền là một hoạt động phi pháp, bao gồm các hành vi tẩy trắng tiền từ các hoạt động tội phạm và đưa vào các kênh tài chính hợp pháp. Điều này góp phần làm mất đi tính minh bạch, trung thực của hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, PCRT là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp PCRT để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và kinh tế, bao gồm việc tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động khả nghi. Bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thực hành PCRT tiền tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCRT cho Việt Nam.

5 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới - Kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 48-54 .- 332

Trong vài năm gần đây, nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đang ngày càng được chú ý trên toàn thế giới như một cách để khắc phục mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại dựa trên tăng trưởng liên tục và tăng thông lượng tài nguyên. Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng các mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế, CE nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp, nhằm đạt được sự cân bằng và hài hòa hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội. CE được xem là mô hình kinh doanh mới được kì vọng sẽ hướng đến phát triển bền vững và một xã hội hài hòa. CE thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lí, thân thiện hơn với môi trường nhằm thực hiện một nền kinh tế xanh hơn, đặc trưng bởi mô hình kinh doanh mới với những cơ hội việc làm mới, cũng như cải thiện phúc lợi, tác động rõ ràng đến công bằng trong và giữa các thế hệ về cả việc sử dụng và tiếp cận tài nguyên.

6 Quản lý nhà nước đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Nga // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 66-67 .- 658

Nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đầu tư công của một số nước trên thế Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm để hoàn thiện quản lý nhà nước đầu tư công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.

7 Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Đức và kinh nghiệp cho Việt Nam / Nguyễn Văn Tròn // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 37-48 .- 340.9

Tư pháp phục hồi tiếp cận “công lí” tập trung vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi phạm tội và xung đột gây ra, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (trong phạm vi có thể) với sự tham gia của cộng đồng, nhằm mục đích khôi phục, chữa lành những tổn thương và mang lại hạnh phúc cho những người bị ảnh hưởng, trả lại sự an toàn cho cộng đồng. Tư pháp phục hồi ưu tiên áp dụng hoà giải, lấy nạn nhân và người phạm tội làm trung tâm trong quá trình giải quyết xung đột. Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Bài viết phân tích tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự của Đức mà trọng tâm là hoà giải giữa nạn nhân và người phạm tội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những ưu điểm của mô hình tư pháp phục hồi thông qua hòa giải, bồi thường ở Đức; thẩm quyền áp dụng, đối tượng, phạm vi, tiêu chí, điều kiện áp dụng tư pháp phục hồi đồng thời phân tích sự phù hợp và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

8 Quỹ tín thác đầu tư bất động sản: kinh nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam / Bùi Thu Hiền // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 136-139 .- 332.6

Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs) là một hình thức đầu tư bất động sản đã phát triển thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới... Tuy nhiên, tại Việt Nam, quỹ tín thác đầu tư bất động sản vẫn còn mới mẻ và chưa phát triển mạnh. Bài viết làm rõ các khái niệm, mô hình hoạt động của quỹ tín thác đầu tư bất động sản, vai trò và kinh nghiệm triển khai quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại một số quốc gia, từ đó, đưa ra một số huyến nghị để phát triển quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

9 Chuyển đổi năng lượng trước biến đổi khí hậu: kinh nghiệm từ Trung Quốc / Trương Thị Mỹ Nhân // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 67-70 .- 363

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trở thành xu thế không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Với một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, được các tổ chức thế giới đánh giá cao về mức độ chuyển đổi năng lượng, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua ban hành thể chế, chính sách, cũng như thực hiện các hành động cụ thể. Tuy nhiên, trước bối cảnh mới, vẫn còn nhiều thách thức. Vì thế, để có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi năng lượng cũng như các giải pháp chuyển đổi hiệu quả thì nghiên cứu kinh nghiệm của những nước đi trước, cả thành công lẫn thất bại là việc làm có ý nghĩa.

10 Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động theo pháp luật trung quốc và kinh nghiệm cho việt nam / Đoàn Thị Phương Diệp, Lê Đình Quang Phúc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 13(485) .- Tr. 50-56 .- 340

Sự ra đời của Luật Hợp đồng lao động năm 2007 đánh dấu bước cải cách quan trọng đối với pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động của Trung Quốc. Đạo luật này đã đặt ra một số vấn đề mà các quy định của pháp luật trước đó hầu như còn bỏ ngỏ, trong đó có vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động. Tại Việt Nam, vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động vẫn chưa được pháp luật quy định trực tiếp. Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng nhất định về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu về thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam thời gian tới.