CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thi công--Nhà cao tầng

  • Duyệt theo:
1 Phân tích thực nghiệm chuyển vị ngang tường vây bê tông cốt thép tầng hầm nhà cao tầng, thi công theo phương pháp Top-Down / Nguyễn Ngọc Thắng // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 86-89 .- 690

Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm đo chuyển vị ngang của tường vây bằng phương pháp đo nghiêng Inclinometer xác định chuyển vị của tường vây tại dự án chung cư B7-B10 Kim Liên, phương Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

2 Lựa chọn phương án sử dụng ván khuôn trong thi công nhà cao tầng bằng phương pháp AHP / Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Xây dựng .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 108-113 .- 624

Đưa ra phân tích lựa chọn giải pháp ván khuôn cho thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá bằng phương pháp AHP.

3 Công nghệ bê tông tự đầm trong thi công nhà cao tầng / Tường Minh Hồng // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 104-108 .- 624

Thực tiễn xây dựng tại Việt Nam đang phát triển thi công các công trình cao tầng ở nhiều thành phố lớn. Vấn đề nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế tối đa các rủi ro, tai nạn lao động trong quá trình thi công…luôn được các đơn vị liên quan tìm hiểu và đưa ra các giải pháp tích cực. Một trong số các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc này là công nghệ thi công bê tông. Bài báo này sẽ giới thiệu công nghệ bê tông tự đầm với nhiều ưu điểm có thể giải quyết một số vấn đề nêu trên.

4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng – trường hợp nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh / Hoàng Văn Ngọc, Đỗ Tiến Sỹ, Chu Việt Cường // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 18-22 .- 624

Trình bày kết quả cuộc khảo sát về nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng – trường hợp nghiên cứu ở TP. HCM. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích số liệu thống kê. Kết quả khảo sát đã xếp hạng được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý chi phí. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), sau khi phân tích đã tìm ra được các nhóm nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng như: Năng lực, Bên ngoài, Chủ đầu tư, Thi công.

5 Nghiên cứu các nhân tố gây gia tăng chi phí các dự án cao tầng thực hiện theo phương thức thiết kế - thi công / Lê Quang Vinh, Nguyễn Anh Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 68-74 .- 624

Nghiên cứu các nhân tố gây gia tăng chi phí các dự án cao tầng thực hiện theo phương thức thiết kế - thi công nhằm chỉ chỉ ra các nhân tố để các bên lưu ý và xem xét trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi thực hiện khảo sát và dùng phương pháp phân tích thành tố chính và xác định nhân tố gây gia tăng chi phí. Tác giả so sánh lại với các nghiên cứu liên quan để so sánh và đưa ra kết luận cùng phương hướng để quản lý dòng chi phí cho dự án.

6 Đánh giá hiệu quả sử dụng cốp pha nhôm trong thi công bê tông nhà cao tầng / Tường Minh Hồng // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 96-100 .- 624

Giới thiệu tính hiệu quả khi sử dụng cốp pha nhôm so với cốt pha truyền thống từ đó đưa ra một số nhận xét để giúp đơn vị thi công có thể lựa chọn phương án cốp pha khi thi công nhà cao tầng.

7 Biện pháp lắp dựng tháp thép đỉnh mái tại tòa nhà Landmark 81 cao nhất Đông Nam Á / Võ Đăng Dần // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 106-110 .- 624

Năm 2018, đánh dấu bước ngoặt lớn trong ngành xây dựng Việt Nam, khi tòa nhà Landmark 81 cao Top 10 thế giới, cao nhất Đông Nam Á hoàn thành. Đặc biệt hơn nữa công trình lại do chính nhà thầu Việt Nam thi công. Tổng chiều cao công trình là 461,2m; trong đó hệ thống thép cao 60,8m nằm trên đỉnh tòa nhà. Việc chế tạo, lắp dựng tháp thép là một công đoạn rất khó khăn và phức tạp bậc nhất trong dự án, ở Việt Nam chưa bao giờ thi công. Bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể công tác chế tạo, cũng như lắp dựng tháp thép trên độ cao 400,4m.

8 Nhân tố rủi ro chính yếu ảnh hưởng đến nhà thầu trong nước đối với các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam / Đỗ Tiến Sỹ, Lê Phú Quí // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 91-87 .- 624

Các nhân tố rủi ro được xác định dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi khảo sát và các dự án nghiên cứu tiêu biểu và tham khảo thêm ý kiến bởi một nhóm các chuyên gia đang làm việc trong các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những nhân tố rủi ro này sau đó được định lượng dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó đối với nhà thầu. Cuối cùng các nhân tố rủi ro chính yếu đã được xác định, như an toàn trong lao động, năng lực – kinh nghiệm nhà thầu, thay đổi phạm vi công việc, thay đổi thiết kế, vấn đề về giấy phép xây dựng, điều khoản hợp đồng không rõ ràng, và phạt – bồi thường thiệt hại. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy thực trạng quản lý rủi ro hiện nay của các nhà thầu trong nước, qua đó giúp họ có thể thiết lập các chiến lược ứng phỏ rủi ro một cách phù hợp để đạt mục tiêu đề ra của dự án.

9 Mô hình đánh giá rủi ro an toàn lao động trong thi công giàn giáo cho hạng mục phần thân của công trình nhà cao tầng / Ngô Minh Tâm, Lương Đức Long // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 93-99 .- 624

Một cuộc khảo sát từ các kỹ sư xây dựng đang công tác tại các dự án xây dựng nhà cao tầng tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện để tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng rủi ro an toàn lao động trong thi công giàn giáo. Kết quả khảo sát đã thu được 28 nhân tố ảnh hưởng lớn từ 33 nhân tố đã tổng quan được. Nghiên cứu này cũng phát triển một sơ đồ mạng Bayesian Belief Networks để đánh giá rủi ro an toàn lao động trong thi công giàn giáo cho hạng mục phần thân của các dự án nhà cao tầng. Thông qua việc khảo sát các chuyên gia và cấp quản lý ở các dự án, nghiên cứu đã xác định được 56 mối quan hệ liên kết giữa các nhân tố ảnh hưởng. Sau đó, nghiên cứu đã áp dụng mô hình Bayesian Belief Networks (BBNs) vào một dự án xây dựng đang triển khai tại TP. Hồ Chí Minh nhằm kiểm tra tính hợp lý của mô hình.

10 Ảnh hưởng của sự tương tác giữa chất lỏng lên thành bể đến ứng xử của công trình cao tầng bê tông cốt thép có bể bơi / Nguyễn Quang Tùng, Phan Đình Luyến // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 86-90 .- 624

Các công trình cao tầng hạng sang hiện nay thường có các bể bơi, tuy nhiên ảnh hưởng do tương tác giữa nước và thành bể thường xuyên được bỏ qua để đơn giản hóa bài toán thiết kế kết cấu. Trong bài báo này, các bể bơi trên công trình được xem như thiết bị giảm chấn bằng chất lỏng nhằm hạn chế ảnh hưởng dao động của công trình, từ đó giảm bớt tác động của các tải trọng động như động đất và gió động. Việc mô hình hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể được thực hiện bằng phần mềm phân tích kết cấu Etabs, trong đó tương tác giữa nước và thành bể được mô phỏng như các cục nặng được liên kết vào thành bể bằng các liên kết có độ cứng và độ cản nhớt hữu hạn. Nhiều phân mô hình khác nhau với các kích thước bể bơi khác nhau được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của việc kể đến hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể đến ứng xử tổng thể của công trình cao tầng chịu động đất như: chu kỳ dao động, chuyển vị đỉnh, tải trọng động đất. Từ các kết quả phân tích, bài báo đưa ra các kiến nghị cho việc thiết kế công trình cao tầng có bể bơi.