CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nhiễm khuẩn

  • Duyệt theo:
11 Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017 - 2019 / Hà Ngọc Diễm, Nguyễn Như Nghĩa, Phạm Văn Lình // .- 2018 .- Số 19 .- Tr. 1 - 7 .- 610

Bài viết đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.

12 Hậu quả nhiễm helicobacter pylori ở trẻ em / Nguyễn Triển // Thời sự Y học (Điện tử) .- 2011 .- Số 61 .- Tr. 6 -15 .- 610

Bài này là một tổng quan y văn hiện có về các biểu hiện tiêu hóa và ngoài tiêu hóa của nhiễm H. pylori ở trẻ em. Thông tin được lấy từ các nghiên cứu trong hai thập kỷ qua, qua việc tìm kiếm trên medicine.

13 Giá trị của phương pháp real time PCR trong xác định vị khuẩn / Nguyễn Sỹ Thấu, Ngô Tất Trung, Vương Phúc Đường // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 124 - 129 .- 610

Đánh giá giá trị của phương pháp real-time PCR trong xác định vị khuẩn kỵ khí ở 92 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy real-time PCR là phưng pháp có giá trị hỗ trợ tốt trong xác định căn nguyên vị khuẩn kỵ khí ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

14 Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ / Trần Việt Tân, Ngô Đức Toàn, Nguyễn Thị Bạch Tuyết // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 170 - 176 .- 610

Xác định các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai. Kết quả số mẫu thu thập được gồm 275 sản phụ đáp ứng tiêu chí chọn mẫu với tỷ lệ bệnh: chứng là 1: 4, trong đó nhóm bệnh (55), nhóm chứng (220) với các đặc điểm: tuổi trung bình đa số từ 25-dưới 35 tuổi (bệnh 67% và chứng 70%), đa số làm nghề hành chính văn phòng (bệnh 58% và chứng 55%), tiền sản giật (bệnh 15% và chứng 11%), sinh lần 2 trở lên (bệnh 27% và chứng 31%), có bệnh mạn tính (bệnh 24% và chứng 20%). Phân bố tỷ lệ các đặc tính mẫu ở 2 nhóm bệnh chứng là tương đương nhau. Sau khi phân tích mối liên quan đơn biến giữa các biến số với nhiễm khuẩn vết mổ, bằng phép phân tích hồi qui logistic đa biến, các biến số có giá trị p<0,1 được chọn đưa vào mô hình và loại dần các biến số không liên quan. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ: Thời gian phẫu thuật >60 phút với OR=2,7, KTC 95% (1-7,3), p<0,05; thời gian nằm viện >5 ngày, với OR=8,1, KTC 95% (3,5-18,4), p<0,001; mổ lấy thai khi thai dưới 38 tuần tuổi, với OR=1/0,5=2, KTC 95% (1,11-5).

15 Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp / Nguyễn Ngọc Hải, Phạm Thị Hiền, Nguyễn Thị Tuyết Nhung // .- 2017 .- Số đặc biệt .- Tr. 111-117 .- 616

Mô tả cắt ngang tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp từ 2/2016 đến 9/2016 nhận thấy trong số 648 bệnh nhân nội trú sau 48 giờ nằm viện có 45 người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, chiếm 6,94 phần trăm. 3 loại nhiễm khuẩn bệnh viện được phát hiện là nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa và nhiễm khuẩn tiết niệu. Yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện có tuổi, nam giới, thời gian điều trị kéo dài trên 14 ngày.

16 Nồng độ kẽm huyết thanh và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng / Trương Thị Mai Hồng // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 1-4 .- 610

Nghiên cứu nồng độ kẽm huyết thanh và một số yếu tố ảnh hưởng ở 41 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Kết quả có 97,6 phần trăm số bệnh nhân có tình trạng thiếu kẽm với các mức độ 9,8 phần trăm thiếu nhẹ, 19.5 phần trăm thiếu vừa và 68,3 phần trăm thiếu nặng. Yếu tố ảnh hưởng gồm có tiền sử viêm phổi, tiêu chảy cấp, hội chứng thận hư, cân nặng khi sinh, suy dinh dưỡng.

17 Mối liên quan giữa chỉ số Lactate và ScvO2 trong hồi sức bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn / Lê Xuân Hùng, Nguyễn Quốc Kính // Y học thực hành .- 2018 .- Số 1 (1066) .- Tr. 31-33 .- 610

Phân tích mối quan giữa chỉ số Lactate và ScvO2 trong hồi sức bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Việt Đức.

19 Nghiên cứu nồng độ Procalcitonin huyết tương trong nhiễm khuẩn sơ sinh / Nguyễn Thị Ánh Hồng, Trịnh Thị Quế, Phạm Thiện Ngọc // Y học thực hành .- 2016 .- Số 2 .- Tr.57 – 60 .- 616.6

Khảo sát nồng độ Procalcitonin trong nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ Procalcitonin huyết tương với một số marker nhiễm khuẩn khác.