CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chấn thương--Chỉnh hình

  • Duyệt theo:
1 Đặc điểm lâm sàng và điều trị khuyết phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân / Vũ Thị Dung, Phạm Thị Việt Dung, Hoàng Tuấn Anh // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 195-202 .- 610

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng khuyết phần mềm vùng cổ bàn chân, các phương pháp điều trị theo mức độ tổn thương và mô tả dạng sử dụng vạt đùi trước ngoài cho khuyết phần mềm phức tạp. Nghiên cứu được thực hiện trên 162 bệnh nhân với 163 khuyết phần mềm vùng cổ bàn chân được khám và phẫu thuật trong thời gian từ tháng 08/2016 đến 11/2022 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

2 Ứng dụng màng collagen từ màng ối người làm giá thể nuôi cấy tế bào bám dính trong kỹ nghệ mô / Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Thái Minh Quân, Dương Phương Thanh, Trần Thị Thanh Thuỷ, Nhan Ngọc Hiền, Nguyễn Khánh Hoà, Hoàng KC Hương, Huỳnh Duy Thảo, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Minh Cẩn // .- 2024 .- Tập 66 - Số 2 - Tháng 2 .- Tr. 26-31 .- 610

Màng ối người đã được sử dụng phổ biến trong lâm sàng để điều trị các loại tổn thương liên quan đến bề mặt biểu mô, tái cấu trúc biểu mô giác mạc, chấn thương chỉnh hình. Hiện tại, một khía cạnh ứng dụng khác của màng ối người được quan tâm rất lớn là sử dụng làm giá thể nuôi cấy tế bào bám dínhin vitro. Trong nghiên cứu này, màng ối người được thu nhận trong điều kiện vô trùng tại phòng mổ, được xét nghiệm âm tính với HIV, HBV, HCV, VDRLvà xử lý để loại bỏ lớp biểu mô, thu nhận màng collagen dùng làm giá thể nuôi cấy tế bào bám dính. Màng collagen được đánh giá cấu trúc bằng phương pháp nhuộm mô học (H&E), SEM, thử nghiệm làm giá thể nuôi cấy các nguyên bào sợi người và đánh giá sự bám dính, tăng trưởngvà phát triển của tế bào bằng các hình ảnh mô học theo thời gian nuôi cấy.

3 Thang điểm ISS trong phân loại cấp cứu bệnh nhân chấn thương tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội / Kim Duy Tùng, Đào Xuân Thành, Hoàng Bùi Hải // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 125-135 .- 610

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân chấn thương theo thang điểm độ nặng tổn thương chấn thương (ISS – Injury Severity Score). Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân chấn thương tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023.

4 Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình / Bùi Trọng Hiếu, Dư Mỹ Lệ, Lê Tấn Huy, Huỳnh Hữu Nghị // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 29-31 .- 610

Mỗi năm, số ca bệnh liên quan đến cơ, xương, khớp ở Việt Nam ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, điều trị ngày càng lớn. Với mong muốn tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế của các phương pháp điều trị truyền thống, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chế tạo các dụng cụ hỗ trợ, điều trị chấn thương, chỉnh hình bằng công nghệ CADCAM (Computer-aided design/Computer-aided manufacturing) và in 3D, giúp rút ngắn thời gian sản xuất, hạn chế các biến chứng khi sử dụng so với phương pháp truyền thống, góp phần giúp cho bệnh nhân thoải mái, an toàn và hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.

5 Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt nội khí quản qua da trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt / Nguyễn Quang Bình, Vũ Doãn Tú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 125-134 .- 610

Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt nội khí quản qua da trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt. Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân phẫu thuật chấn thương hàm mặt được đặt nội khí quản qua da tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 01 đến 11/2022. Đánh giá trên các tiêu chí đặc điểm phẫu thuật, thời gian đặt ống nội khí quản, tỷ lệ số bệnh nhân tụt ống nội khí quản, biến chứng của phương pháp.

6 Đặt thể hang nhân tạo loại 3 mảnh điều trị rối loạn cương nặng sau chấn thương gãy khung chậu phức tạp: Báo cáo ca lâm sàng / Trương Hoàng Minh, Ngô Quang Trung, Nguyễn Thanh Quang, Trần Lê Duy Anh, Trần Phúc Hòa, Lê Thị Nghĩa, Trần Thanh Phong // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 318-324 .- 610

Báo cáo trường hợp lâm sàng, bệnh nhân nam Phan Văn B, 33 tuổi chẩn đoán rối loạn cương nặng kèm theo hẹp niệu đạo sau chấn thương khung chậu do tai nạn giao thông và đã trải qua nhiều lần phẫu thuật niệu đạo. Bệnh nhân được phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo loại 3 mảnh tại Bệnh viện Nhân Dân 115. 3 tháng sau phẫu thuật, dụng cụ thể hang nhân tạo hoạt động tốt, bệnh nhân phục hồi chức năng cương để đạt quan hệ tình dục thỏa mãn. Cả bệnh nhân và bạn tình đều cảm thấy hài lòng về đời sống tình dục.

7 Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm - so sánh kết quả với phẫu thuật giai đoạn muộn / Nguyễn Thành Chơn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 228-233 .- 610

Xác định thời điểm lý tưởng để mổ tái tạo dây chằng chéo trước ( DCCT ) vẫn còn là vấn đề đang tranh luận. Nghiên cứu so sánh kết quả giữa hai nhóm phẫu thuật tái tạo DCCT giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Từ 01/2012 đến 03/2014, chọn những trường hợp đứt DCCT đơn thuần, và chia thành 2 nhóm: nhóm phẫu thuật giai đoạn sớm là mổ trước 3 tuần sau khi bị đứt dây chằng, có 32 trường hợp; nhóm phẫu thuật giai đoạn muộn là sau 3 tuần, có 54 trường hợp. Cả hai nhóm đều áp dụng chung một kỹ thuật mổ.

8 Phẫu thuật cố định cột sống ít xâm lấn và giải ép gián tiếp trong chấn thương mất vững cột sống vùng ngực – thắt lưng / Trần Trung Kiên, Kiều Đình Hùng, Bùi Văn Sơn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 160-168 .- 610

Trình bày phẫu thuật cố định cột sống ít xâm lấn và giải ép gián tiếp trong chấn thương mất vững cột sống vùng ngực – thắt lưng. Chấn thương mất vững cột sống vùng ngực – thắt lưng cần được phẫu thuật cố định cột sống giải ép để bệnh nhân vận động sớm, tránh các biến chứng do bất động lâu. Ngoài ưu điểm của phẫu thuật ít xâm lấn thì vẫn có thể đạt được mức nắn chỉnh góc gù, tái cấu trúc ống sống giải phóng chèn ép thần kinh và duy trì chiều cao thân đốt sống. Phẫu thuật cố định cột sống ít xâm lấn và giải ép gián tiếp có hiệu quả cao và an toàn, đặc biệt trong các trường hợp chấn thương mất vững cột sống vùng bản lề cột sống ngực – thắt lưng.

9 Giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay trước hạch / Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Thị Xoan // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 60-67 .- 610

Trình bày giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán chấn thương đám rối thần kinh cánh tay trước hạch. Để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân cần phối hợp giữa bộ ba chẩn đoán bao gồm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, điện cơ. Đối với cộng hưởng từ, để nâng cao khả năng chẩn đoán chính xác cần chọn thời điểm chụp phim thích hợp, có phối hợp thêm thuốc chống phù nề, thuốc giảm đau cho bệnh nhân để hạn chế nhiễu ảnh. Cộng hưởng từ 3.0T có giá trị trong phát hiện vị trí, đánh giá hình thái và mức độ chấn thương trước hạch của đám rối thần kinh cánh tay. Độ đặc hiệu của phương pháp này là tốt, tuy độ nhạy không cao, cộng hưởng từ 3.0T nên được sử dụng như một phương pháp nhằm cung cấp thêm thông tin trước phẫu thuật.

10 Tổn thương động mạch trong chấn thương khung chậu : đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy / Trương Quang Đạo, Nguyễn Duy Hùng // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 77-85 .- 610

Nhằm đánh giá một số đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở các bệnh nhân chấn thương khung chậu. Vị trí, kích thước, hình thái tổn thương động mạch trên cắt lớp vi tính được mô tả. Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán so với chụp mạch được thu thập và phân tích. Chẩn đoán sớm chảy máu động mạch rất quan trọng trong theo dõi điều trị bệnh nhân vỡ khung chậu. Vị trí của máu tụ giúp xác định mạch máu có thể tổn thương trên cơ sở đường đi của mạch máu và vùng cấp máu.