CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền tác giả

  • Duyệt theo:
1 Ngoại lệ đối với quyền tác giả dành cho thư viện và những thách thức mới / Ngô Ngọc Diễm // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 41- 45 .- 340

Cùng với xu hướng số hóa, việc xây dựng thư viện số - bộ sưu tập số ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng lưu trữ thông tin lớn và sự thuận tiện cho cả công tác quản lý lẫn người sử dụng. Tuy nhiên, sự ràng buộc về bản quyền tác giả là một rào cản không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và vận hành thư viện số. Bởi lẽ đó, mở rộng các ngoại lệ đối với quyền tác giả nhằm bảo đảm tự do, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trên cơ sở khai thác dữ liệu lớn là một nhu cầu tất yếu. Bài viết phân tích pháp luật của một số nước về ngoại lệ đối với quyền tác giả trong hoạt động thư viện và chỉ ra một số thách thức mới về việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện ở Việt Nam hiện nay.

2 Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường số / Nguyễn Ngọc Duy Uyên // .- 2023 .- Số 09 .- Tr. 12-14 .- 340

Bài viết phân tích về trách nhiệm của ISP đối với hành vi xâm phạm QTG trong môi trường số trên cơ sở so sánh với pháp luật nước ngoài, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nội dung liên quan trong Nghị định 17.

3 Gian nan bảo vệ tác quyền / Nguyễn Lương Sỹ, Lê Vũ Vân Anh // .- 2023 .- Số 09 .- Tr. 17-19 .- 340

Nội dung chính của bài viết gồm: Quyền tác giả rất dễ bị tổn thương; Khó khăn khi xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả; Một vài lưu ý để bảo vệ quyền tác giả trước hành vi xâm phạm.

4 Quyền bán lại của tác giả tác phẩm nghệ thuật theo EVFTA và khả năng nội luật hóa ở Việt Nam / Trần Kiên, Trần Anh Tuấn // .- 2022 .- Số 10 .- Tr 40 – 54 .- 340

Bài viết phân tích về quy định quyền bán lại của tác giả tác phẩm nghệ thuật trong Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) gồm: định nghĩa, lịch sử hình thành của quyền bán lại và các tiếp cận quyền bán lại tại một số quốc gia; đồng thời phân tích và đưa ra nhận xét về quy định quyền bán lại trong EVFTA cũng như khả năng nội luật hóa quyền bán lại và điều kiện nội luật hóa quyền bán lại tại Việt Nam.

5 Bảo hộ quyền tác giả dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 22-21 .- 340

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và bảo hộ quyền tác giả (QTG) nói riêng có những chuyển biến nhất định. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và mạng internet làm đa dạng hoá các hành vi xâm phạm QTG, mở rộng quy mô và mức độ nguy hiểm của hành vi. Từ đó, đặt ra các yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực SHTT. Bài viết phân tích xu hướng bảo hộ QTG ngày nay, trong đó tập trung vào hành vi xâm phạm QTG và các chế tài dân sự được áp dụng để răn đe và phòng ngừa hành vi xâm phạm.

6 Chương trình truyền hình đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, quyền liên quan / Nguyễn Phan Diệu Linh // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.55-62 .- 346.597048

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về truyền hình và chương trình truyền hình trong lĩnh vực báo chí, truyền thông tại Việt Nam và trên thế giới, bài viết này tập trung nghiên cứu để làm rõ khái niệm và đặc điểm của chương trình truyền hình dưới góc độ pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả. Từ đó, bài viết đi đến kết luận chương trình truyền hình là một sản phẩm sáng tạo mang những đặc điểm riêng và có thể trở thành một đối tượng bảo hộ của quyền tác giả quyền liên quan đến quyền tác giả.

7 Một số góp ý sửa đổi quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về chủ thể của quyền tác giả / Vũ Thị Hải Yến // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 9(148) .- Tr.15-27 .- 346.597048

Bài viết tập trung phân tích, bình luận một số qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về chủ thể của quyền tác giả trong mối tương quan so sánh với một số điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia nhằm phát hiện và chỉ ra những bất cập, tồn tại và đề xuất kiến ngị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tác giả.

8 Xử lý hành vi vi phạm về sao chép, trích dẫn tác phẩm trong nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học / Nguyễn Thị Thu Sương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 11 (459) .- Tr. 24 – 32 .- 340

Vi phạm quyền tác giả về trích dẫn hay sao chép trong hoạt động nghiên cứu khoa học là vấn đề tuy không mới, nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự. Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ghi nhận những ngoại lệ khi cho phép các chủ thể khác được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép, không phải trả thù lao cho tác giả, nhưng trên thực tiễn hành vi vi phạm vẫn diễn ra rất phổ biến. Bài viết ơhaan tích các quy định của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về sao chép, trích dẫn tác phẩm và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

9 Một số vấn đề về quyền tác giả và giải pháp hoàn thiện / Trần Lê Hồng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 11-14 .- 340

Phân tích làm rõ một số vấn đề về quyền tác giả, độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và những hạn chế liên quan. Tác phẩm là đối tượng nằm ở trung tâm của hoạt động bảo hộ quyền tác giả. Xác định được chính xác về tác phẩm sẽ xác định được phạm vi bảo hộ. Luật sở hữu trí tuệ giải thích tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Thực tế cho thấy, việc không xác định được phạm vi bảo hộ quyền tác giả có thể dẫn đến những tranh chấp phức tạp. Tác giả đã phân tích một số chính sách của Việt Nam liên quan đến quyền tác giả cũng như sự cần thiết phải thống nhất và chính xác một số thuật ngữ chính liên quan đến quyền này.

10 Một số góp ý sửa đổi quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về chủ thể của quyền tác giả / Vũ Thị Hải Yến // .- 2019 .- Số 9(148) .- Tr.15-27 .- 346.597048

Bài viết tập trung phân tích, bình luận một số qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về chủ thể của quyền tác giả trong mối tương quan so sánh với một số điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia nhằm phát hiện và chỉ ra những bất cập, tồn tại và đề xuất kiến ngị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tác giả.