CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thuế

  • Duyệt theo:
21 Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phụng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr.34-37 .- 336.2

Hiện tại, các nước đã công bố luật áp dụng hoặc có kế hoạch sửa đổi, bổ sung nội luật để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Để bảo đảm lợi ích quốc gia về quyền thu thuế và môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta không bị mất lợi thế cạnh tranh do thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, cần sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Bài viết này phân tích những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI từ thực tế hoạt động quản lý thuế.

22 Các giải pháp thực hiện quy định của thuế tối thiểu toàn cầu / // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 38-49 .- 336.2

Việc áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến các ưu đãi đầu tư và tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, việc rà soát và thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành sao cho phù hợp với cải cách thuế toàn cầu là vô cùng cấp thiết để đảm bảo chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam bền vững và phù hợp với các quy định mới về thuế suất tối thiểu toàn cầu. Đại diện 4 Công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam (Ernst & Young, PwC, Deloitte và KPMG) đã có những khuyến nghị cụ thể dành cho Việt Nam.

23 Thuế tối thiểu toàn cầu : cơ hội, thách thức và giải pháp chính sách cho Việt Nam / Mai Đình Lâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 6-9 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu là một trong những nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, dự kiến áp dụng từ ngày 01/01/2024 với 142 quốc gia đồng thuận tham gia. Bài viết này khái quát nội dung của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó phân tích cơ hội và thách thức đặt ra với Việt Nam khi tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thích ứng khi tham gia quy tắc trên.

24 Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu : tác động và một số kiến nghị / Cấn Văn Lực // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 9-11 .- 336.2

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề xuất áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là thuế tối thiểu toàn cầu) với mục đích chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Bài viết này xem xét những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tới nền kinh tế, đầu tư toàn cầu và Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đạt chuẩn để Việt Nam đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tuân thủ nghĩa vụ thuế quốc tế.

25 Thuế tối thiểu toàn cầu: Vấn đề đặt ra và giải pháp ứng phó / Đặng Ngọc Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 12-15 .- 336.2

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do các nước G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng với mục tiêu phân chia quyền đánh thuế giữa các nước, thực hiện đánh giá việc phân bổ phần lợi nhuận của các doanh nghiệp và xây dựng các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận toàn cầu; đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quốc tế đều phải nộp mức thuế tối thiểu. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chủ động ban hành chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang được hưởng ưu đãi thuế tại Việt Nam nộp phần chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

26 Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu / Trương Bá Tuấn, Nguyễn Minh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 16-19 .- 336.2

Việc các thành viên Diễn đàn Hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Diễn đàn IF) thông qua giải pháp 2 trụ cột, trong đó có Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu dự báo sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh hưởng của Trụ cột 2 cũng như ứng phó của các nước khi tham gia đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, cấp bách đối với Việt Nam trong việc rà soát, điều chỉnh các chính sách có liên quan, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chính sách một mặt đảm bảo dành được quyền thu thuế của Việt Nam khi Trụ cột 2 được các nước triển khai áp dụng, mặt khác tiếp tục duy trì được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

27 Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu / Nguyễn Mai // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- số 802 .- Tr. 20-24 .- 336.2

Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu được hy vọng sẽ tạo ra đột phá và mang lại sự công bằng vì phân bổ lại hơn 220 tỷ USD lợi nhuận từ khoảng 100 tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn nhất có lợi nhuận nhiều nhất cho các quốc gia trên toàn thế giới; góp phần tránh tình trạng nhiều nước đua nhau giảm thuế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hạn chế việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Bài viết này tiếp cận mối quan hệ giữa môi trường đầu tư với việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.

28 Hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững / Trương Bá Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr.14-18 .- 333.33068

Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, đòi hỏi cần phải có sự diện diện của nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, trong đó, không thể thiếu vai trò của chính sách thuế. Mặc dù các chính sách thuế đối với bất động sản Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua nhưng thực tiễn thực hiện vẫn đang đặt ra một số yêu cầu tiếp tục được nhiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước.

29 Chính sách thuế xanh nhằm phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hải Bình // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 9-12 .- 336.2

Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam hướng tới là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiền bộ công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững Đảng và Nhà nước tập trung thúc đẩy kinh tế xanh. Theo đó chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách xuyên suốt của nhà nước và thuế xanh đã, đang trở thành một trong nhưng công cụ quan trọng cho phát triển kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững.

30 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam / Lê Vũ Thanh Tâm // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 16-19 .- 336.2

Bài viết phân tích, đánh giá chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất định hướng thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế giữ vị trí quan trọng trong quá trình xanh hóa ngành nông nghiệp. Nhà nước cần tối ưu mức độ tác động của công cụ thuế ngăn ngừa sử dụng sản phẩm gây nguy hại môi trường.