CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giảng viên

  • Duyệt theo:
11 Chương trình đào tạo giáo viên từ góc nhìn của sinh viên / Dương Thị Hồng Hiếu, Lê Thị Thu Liễu, Nguyễn Hoàng Thiện, Khuất Hữu Anh Tuyến // .- 2021 .- Tập 18 số 4 .- Tr. 690-703 .- 378

Bài viết tập trung tìm hiểu các đánh giá việc thực hiện các chương trình đào tạo giáo viên và các đề xuất nhằm cải tiến công tác này tại một trường đào tạo giáo viên ở Việt Nam – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn của sinh viên năm cuối. Kết quả đánh giá người học đạt được các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp ở mức tốt trở lên. Tuy nhiên năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh còn thấp so với các năng lực phẩm chất khác.

12 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên Trường Đại học Duy Tân / Võ Thị Thanh Thương, Nguyễn Thị Thảo, Mai Thị Hồng Nhung // .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 84-101. .- 378

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính khảo sát các giáo viên trong khuôn viên nhà trường, nhóm tác giả đã chỉ ra những yếu tố cơ bản bao gồm giao tiếp, quan tâm và rủi ro là những yếu tố tác động đến việc chia sẻ tri thức. Qua dó mạnh dạn đề xuất giải pháp thúc đẩy việc chia sẻ tri thức của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy.

13 Nâng cao hiệu quả tự học, tự nghiên cứu học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Thảo // .- 2021 .- Kì 1 .- Tr. 57-59 .- 324.259707

Đào tạo tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so với phướng thức đào tạo truyền thống.Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với tình hình hiện nay đối với giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý là rất cần thiết. Giải pháp đưa ra nhằm tăng cường hướng dẫn hoạt động tự học giảng viên phải có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Áp dụng các phương pháp dạy học mới khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, tư duy của sinh viên.

14 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của học viện tư pháp / Lê Thị Thuý Nga, Nguyễn Thị Thu Minh // Nghề luật .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 51 – 57 .- 340

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Học viện tư pháp. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng luôn là giải pháp quan trọng, thường xuyên được lãnh đạo Học viện tư pháp quan tâm. Bài viết đề cập tới vai trò của giảng viên thỉnh giảng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế xây dựng, phát triển đội ngủ giảng viên thỉnh giảng của Học viện Tư pháp.

15 Mức độ hài lòng trong công việc của giảng viên làm việc tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội / Đỗ Thị Mỹ Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 78-80 .- 658

Sự hài lòng trong công việc là một yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực, giúp nhân viên tăng cường ý thức, chủ động và cống hiến tích cực để hoàn thiện nhiệm vụ được giao, từ đó tăng lợi ích cho tổ chức. Bài báo đánh giá sự hài lòng công việc của các giảng viên ở một số trường đại học Hà Nội. Qua khảo sát 150 người, kết quả cho thấy có bảy yếu tố như lương, thăng chức, giám sát, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, phát triển chuyên môn và phúc lợi có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của giảng viên. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lí trường đại học định hướng các giải pháp chiến lược đáp ứng nhu cầu của giảng viên đại học, để họ có thể tận tâm hơn và cam kết với nơi làm việc ở các trường đại học.

16 Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học: một nghiên cứu đối với nhóm giảng viên giảng dạy các ngành ngoài sư phạm tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội / Hoàng Văn Hảo, Phạm Hoàng Điệp // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 93-102 .- 658

Năng lực nghiên cứu khoa học là một yếu tố quan trọng đối với giảng viên đại học bởi nó ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy, hoạt động khoa học - công nghệ của mỗi cơ sở đào tạo. Nghiên cứu về năng lực này ở các giảng viên càng có ý nghĩa trong quản trị đại học ở các trường mở ngành đào tạo mới, chuyển sang đào tạo đa ngành, lĩnh vực. Bài viết này đề xuất thang đo về năng lực nghiên cứu khoa học và áp dụng đánh giá về thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên giảng dạy các ngành ngoài sư phạm ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Bài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân tới năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu thập được để từ đó đưa ra những hàm ý cho việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ngoài sư phạm tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

17 Phát húy vai trò của giảng viên đại học trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức hiện nay ở Việt Nam / Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 527 tháng 10 .- Tr. 16-17 .- 658.3

Trình bày vai trò của người giảng viên đại học trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức và một số giải pháp để phát huy vai trò của giảng viên đại học.

18 Nghiên cứu về chính sách phát triển giảng viên ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Đại học Thái Nguyên / Nguyễn Thanh Huyền // .- 2018 .- Số 518 tháng 6 .- Tr. 108-110 .- 658.3

Các nghiên cứu về chính sách ohats triển giảng viên; Các nghiên cứu về nội dung chính sách phát triển giảng viên; Bài học kinh nghiệm cho Đại học Thái Nguyên.