CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Rừng ngập mặn

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông cửa lớn, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau / // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 107-113 .- 363

Rừng ngập mặn hình thành trên các cồn cát ở phía Tây sông Cửa Lớn là vùng đất được bồi tụ tự nhiên, có ý nghĩa sinh thái, môi trường quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành ở khu vực này với mục tiêu đánh giá trữ lượng carbon của đất rừng trong điều kiện tự nhiên, không có sự tác động của con người. Phương pháp nghiên cứu bao gồm đo đạc một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng trong các ô tiêu chuẩn, thu mẫu đất và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng carbon trung bình ở hai tầng đất là 3,09 ± 0,88% và 2,85 ± 0,95%. Lượng carbon tích tụ trong đất ở các cồn có sự khác biệt. Đây là dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực.

2 Hiện trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 2 (33) .- Tr. 43-50 .- 340

Vùng ven biển Kim Sơn với hệ sinh thái đa dạng, là bộ phận quan trọng của vùng đệm, vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Ngoài ra, rừng ngập mặn Kim Sơn có vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn Kim Sơn chịu nhiều tác động của phát triển kinh tế - xã hội như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường ven biển... Để công tác bảo vệ rừng ngập mặn đạt hiệu quả cần sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất; nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên; tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý rừng ngập mặn; quản lý chặt chẽ các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

3 Các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương ( nghiên cứu điển hình lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định) / Nguyễn Viết Thành, Nguyễn Thị Thiện // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 3(490) .- Tr. 73-83 .- 363

Bài viết lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Thông tin về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn là yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ quản lý và sử dụng bên vững các dịch vụ hệ sinh thái, đồng thời giúp các nhà quản lý lự chọn được các phương án sử dụng rừng ngập mặn có hiệu quả hướng tới phát triển bền vững.

4 Đánh giá phân mảnh cảnh quan rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau gia đoạn 2000 – 2015 / Huỳnh Song Nhật, Nguyễn An Bình, Nguyễn Ngọc Ẩn, Trần Anh Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.26 – 28 .- 363.7

Phân tích và đánh giá quá trình phân mảnh rừng ngập mặn giai đoạn 2000 – 2015 sử dụng nền tảng đám mây Google Engine và phương pháp hình thái không gian MSPA. Kết quả cho thấy có sự thay đổi trong phân bố của các đối tượng phân mảnh rừng, điển hình là sự suy giảm của vùng rững lõi (Core) đối lập với biến động tăng tổng diện tích rừng ngập mặn trong giai đoạn nghiên cứu.