CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tế bào ung thư

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu sàng lọc ảo các flavonoid có khả năng ức chế protein điều hòa quá trình đường phân và apoptosis của tp53 trong con đường tăng sinh tế bào ung thư / Nguyễn Tấn Khanh, Nguyễn Nguyên Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc // Khoa học Đại học Đông Á .- 2023 .- Số 1 (05) .- Tr. 26 - 37 .- 615

Protein điều hòa quá trình đường phân và apoptosis của TP53 trong con đường tăng sinh tế bào ung thư (TIGAR) được chứng minh tăng biểu hiện trong các dòng tế bào ung thư. Do đó, việc tìm kiếm các hợp chất ức chế protein TIGAR được xem là một cách tiếp cận đầy tiềm năng trong việc phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng phương pháp sàng lọc ảo để tìm kiếm các flavonoid có khả năng gắn kết vào vị trí xúc tác của TIGAR. Kết quả cho thấy có 124 flavonoid có ái lực liên kết với TIGAR mạnh hơn hợp chất so sánh. Trong đó, ba hợp chất có ái lực liên kết mạnh nhất là kaempferol-3-O-rutinoside, ligustroflavone và obacunone. Đáng chú ý, hợp chất có ái lực liên kết mạnh nhất với TIGAR là kaempferol-3-O-rutinoside bằng sự hình thành sáu liên kết hydro với các amino acid Thr230, Arg203, Tyr92, Asn17, Gln23, Glu89, cùng với hai tương tác hydrophobic tại amino acid của Leu100 và Lys20. Thêm vào đó, phương pháp mô phỏng động lực học phân tử cũng được sử dụng để đánh giá tính bền vững của phức hợp protein và hợp chất trong khoảng thời gian 5 ns.

2 Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết từ lá loài Dương đồng bốc (Adinandra bockiana E. Pritz. ex Diels) / Nguyễn Hữu Quân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Ngà, Sỹ Danh Thường, Chu Hoàng Mậu // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 34-38 .- 615

Một số loài thuộc chi Dương đồng đã được nghiên cứu về đặc điểm thực vật và các chất có hoạt tính sinh học trong cây, tuy nhiên cho đến nay loài Dương đồng bốc chưa được tác giả nào nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết từ lá loài này là công trình đầu tiên và cần thiết trong thực tiễn.

3 Nghiên cứu tổ hợp desgalactotigonin với các tiểu phần nanoliposome và đánh giá hoạt tính ức chế sáu dòng tế bào ung thư in vitro / Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Cúc, Triệu Hà Phương, Phạm Thị Hải Yến, Hoàng Lê Tuấn Anh, Đỗ Thị Thảo // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 639-644 .- 610

Trình bày nghiên cứu tổ hợp desgalactotigonin với các tiểu phần nanoliposome và đánh giá hoạt tính ức chế sáu dòng tế bào ung thư in vitro. Ung thư là căn bệnh nan y và gây tỉ lệ tử vong rất cao, trong khi chưa có thuốc chữa trị hiệu quả. Do vậy, việc tìm kiếm và phát triển những loại thuốc mới, hiệu quả, ít tác dụng và hướng đích tới các tế bào ung thư hiện đang rất được quan tâm. Desgalactotigonin (DGT) phân lập từ cây Lu bu đực (Solanum nigrum) đã cho thấy hoạt tính tiềm năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư khác nhau. Tuy nhiên, giống như nhiều hợp chất thiên nhiên khác, DGT cho thấy tính tan kém, độc tính mạnh. Nhằm tăng cường tính sinh khả dụng của hoạt chất DGT, một phương thức hiệu quả là tích hợp vào các tiểu phần nanoliposome. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt tính ức chế tế bào ung thư của tổ hợp DGT-nanoliposome giảm nhẹ so với dạng không tổ hợp, phản ánh khả năng giải phóng thuốc khỏi liposome chậm hơn và có thể do tế bào hấp thụ tổ hợp thuốc chậm hơn so với hoạt chất dạng tự do khi nuôi cấy ở dạng đơn lớp.

4 Tiêu diệt ung thư với liệu pháp miễn dịch interleukin-2 (IL-2) / Nguyễn Thái Minh Trận, Phạm Đức Hùng, Võ Đức Duy // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.51-53 .- 610

Interleukin-2 (IL-2), hay còn gọi là yếu tố kích thích sinh trưởng dòng tế bào T, được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư như phổi, buồng trứng, vú, máu, thận… Những kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đều cho thấy, IL-2 có khả năng kích thích phát triển các tế bào miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận và u hắc tố ác tính. Sau một khoảng thời gian dài bị lãng quên, IL-2 đã một lần nữa quay lại vị trí dẫn đầu trong cuộc đua phát triển liệu pháp miễn dịch chống ung thư.

5 Hoạt tính tiềm năng kháng tế bào gốc ung thư NTERA-2 của hoạt chất malloapelta B phân lập từ cây Bùm bụp Việt Nam / Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Cúc, Đỗ Thị Phương, Triệu Hà Phương, Phạm Thị Hải Yến, Hoàng Lê Tuấn Anh // .- 2020 .- Số 1(Tập 18) .- Trang 117-125 .- 570

Phân tích hoạt tính tiềm năng kháng tế bào gốc ung thư NTERA-2 của hoạt chất malloapelta B phân lập từ cây Bùm bụp Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào gốc ung thư (CSCs) liên quan trực tiếp đến sự kháng thuốc, di căn, ung thư tái phát và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư

9 Hoạt chất kháng tế bào ung thư từ cao chết etyl axetat của cây ngọc cầu (Balanophora laxiflora) / Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thị Khánh Linh, Phạm Thành Chung // .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 37-41 .- 616

Bốn hợp chất gồm methylcaffeate, dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2-dicarboxylate, methylgallate, và p-coumaric acid được tinh sạch từ cặn chiết EtOAc của cây Ngọc cẩu, thu hái ở Lào Cai, Việt Nam. Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ như phổ khối MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một và hai chiều (1D và 2D NMR). Trong đó, methylcaffeate và dimethyl-6,9,10-Trihydroxybenzo[kl]xanthene-1,2-dicarboxylate có khả năng ức chế tốt sự phát triển của cả bốn dòng tế bào ung thư là ung thư biểu mô, vú, phổi và gan.

10 Đánh giá thành phần dưỡng chất và hoạt tính sinh học của rễ cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) / Tôn Nữ Liên Hương, Huỳnh Văn Lợi, Lê Thì Hồng Diễm // Khoa học xã hội .- 2017 .- Số 18 .- Tr. 37-46 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện với loài bồ công anh Việt Nam được thu hái tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần dưỡng chất và hoạt tính sinh học. Kết quả cho thấy, rễ cây Bồ công anh Việt Nam mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như: Carotenoid 56,37 microgam/100 g; xơ acid 41,372 g/100g; khoáng tổng 14,277g/100 g; phosphurus 200 mg/100g. Các cao chiết (cao tổng, n-Hex, DC, EA) từ rễ của loài này có hoạt tính sinh học thấp trên các chủng vi sinh vật khảo sát. Các cao n-Hex và cao DC có khả năng gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, với IC 50 là 71,6 và 65,2 (microgam/mL). Ngoài ra, cao n-Hes, cao DC và cao EA có khả năng độc tế bào ung thư phổi người A549 với IC 50 lần lượt là 93,7; 98,1 và 96,2 (microgam/mL).