CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Du lịch

  • Duyệt theo:
1 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Bảo Thư // .- 2023 .- Số 06 (214) - Tháng 6 .- Tr. 46 - 57 .- 327

Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước và trở thành ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự phục hồi của ngành du lịch năm 2022 và hai quý đầu năm 2023 có vai trò to lớn từ những chính sách hỗ trợ của nhà nước. Quả trình phát triển, du lịch đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên còn nhiều rào cản, khó khăn và hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại, đặc biệt chưa tạo được khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Bài viết tập trung vào nội dung nghiên cứu học tập kinh nghiệm phát triển du lịch nói chung và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch của một số quốc gia và các điểm đến du lịch từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2 Phát triển kinh tế du lịch gắn với phát huy, bảo tồn giá trị di sản văn hoá tại TP. Hà Nội / Nguyễn Văn Dũng // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 94-96 .- 910

Thời gian qua, TP. Hà Nội luôn bám sát chủ trương, định hướng về phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng… để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói, đóng góp nhiều hơn cho nguồn thu ngân sách nói riêng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn TP. Hồ Nội., đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trên địa bàn TP. Hồ Nội trong thời gian tới.

3 Phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 103-105 .- 910

Bài viết này nhằm phân tích những thành tựu trong phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đồng thời cũng chỉ ra những rào cản làm cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Đế hoạt động du lịch Điện Biên tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới và có thể trở thành một điểm du lịch ấn tượng đối với du khách, cần thực hiện các giải pháp gồm tăng cường xúc tiến du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trong ngành du lịch.

4 Phát triển bền vững kinh tế du lịch An Giang và những vấn đề đặt ra / Phan Thị Ánh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 124-126 .- 910

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang phát triển theo hướng chuyển dịch hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ; tăng chất lượng, giá trị lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong đó, với vị trí tương đối thuận lợi và một nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ chốt trong cơ cấu kinh tế. Bài viết đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở An Giang, qua đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch của Tỉnh trong thời gian tới.

5 Tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam / Trần Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Thuỷ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.6 - 9. .- 330

Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện hoá được định hướng này, Việt nam cần có sự đánh giá, nhận diện tiểm năng phát triển, cũng như lường hết những tồn tại, thách thức, yếu tố tác động để từ đó có giải pháp khai thác và phát triển tối đa tiềm năng kinh tế ban đêm trong thời gian tới.

6 Tối ưu hoá sản phẩm địa phương để hạn chế rò rỉ lợi ích kinh tế du lịch: nghiên cứu thực tiễn các khách sạn tại Bắc Ninh / Lê Thanh Tùng // .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 81 - 89 .- 910

Bài viết thực hiện khảo sát các khách du lịch nước ngoài tại Bắc Ninh để có được quan điểm của họ về việc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm nhập khẩu chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, từ đó đưa ra một số khuyến nghị phát triển sản phẩm địa phương, tận dụng tối đa lợi ích từ du lịch cho người dân sở tại.

7 Thu hút khách du lịch quốc tế tại cụm du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam / Huỳnh Thị Hòa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 741 .- Tr. 143 - 145 .- 910

Bài viết phân tích vai trò của quản lý công mới trong quản trị đại học công lập, mô hình trường đại học kinh doanh hiện nay và đưa ra đề xuất nhằm áp dụng mô hình trường đại học kinh doanh tại Việt Nam.

8 Kinh nghiệm phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của một số thành phố và bài học cho Thừa Thiên Huế / Nguyễn Tuấn Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 31-33 .- 910

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch nói riêng đang đứng trước những thời cơ, thách thức lớn hơn bao giờ hết. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều điểu kiến để phát triển du lịch, mặc dù những năm qua du lịch tại Thừa Thiên Huế đã có nhiều thành tựu, song vẫn còn khá nhiều bất cập. Chính vì vậy, bài viết đã nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của một số thành phố trong nước (cụ thể là Hội An và Quảng Ninh) và một số thành phố nước ngoài (cụ thể là Chiang Mai và Gyeongju) để từ đó rút ra một số bài học cho Thừa Thiên Huế trong công tác phát triển du lịch.

9 Phát triển kinh tế du lịch gắn với dược liệu nhằm phát triển bền vững ở Hà Giang hiện nay / Vũ Tuấn Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 12(499) .- Tr. 82-91 .- 910.202

Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với dược liệu Hà Giang.

10 Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh // .- 2016 .- Số 12 .- Tr. 38-44 .- 910

Trong những năm qua, kinh tế du lịch ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, những đóng góp của ngành này còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, khái quát kinh nghiệm của một số nước (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) về các mặt như: Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế du lịch; Kinh nghiệm đào tạo nhân lực du lịch; Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; Liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế du lịch. Đây có thể xam là những gợi ý hữu ích nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay, thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.