CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trầm cảm

  • Duyệt theo:
1 Trầm cảm, lo âu, căng thẳng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cắt bao quy đầu tại Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Chu Thị Chi, Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Thị Sơn, Trương Quang Trung, Hoàng Thị Vân Anh, Đinh Hà Quỳnh Anh // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 25-36. .- 610

Sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực cần thiết được quan tâm đặc biệt trong công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 114 người bệnh có chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu tại Khoa Nam học và Y học Giới tính để tìm hiểu mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng và tìm hiểu các yếu tố liên quan.

2 Đặc điểm giảm ham muốn tình dục ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm tại Bệnh viện Bạch Mai / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Phương Mai, Lê Thị Cẩm Hương, Lê Thị Hoài // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 215-221 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 người bệnh nhằm mục đích mô tả đặc điểm giảm ham muốn tình dục ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú và khám ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai.

3 Một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm theo thang điểm phq-9 ở người bệnh loãng xương cao tuổi / Trần Viết Lực, Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 43-51 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 ở người bệnh loãng xương cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 09/2021 – 09/2022 với 285 người bệnh loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thang điểm PHQ-9 được sử dụng đánh giá tình trạng trầm cảm. Tổng số có 285 đối tượng nghiên cứu.

4 Thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan trong dịch covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 / Nguyễn Văn Hoạt, Nguyễn Văn Phi, Lê Thị Hà Thu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Quỳnh Liên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 123-131 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 754 nhân viên thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 28/02/2022 đến14/4/2022. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm của nhân viên y tế trong dịch COVID-19 và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 bằng thang đo DASS-21.

5 Đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai / Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Cẩm Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tr. 140-147 .- Tr. 140-147 .- 610

Nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu mô tả đặc điểm giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. 55 người bệnh được chẩn đoán xác định giai đoạn trầm cảm (F32.0, F32.1, F32.2, F32.3) theo tiêu chuẩn ICD10 có các vấn đề về giấc ngủ; có thông tin đầy đủ về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng; gia đình và bản thân người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Người bệnh giai đoạn trầm cảm có tỉ lệ nữ gấp 1,62 lần nam, nhóm tuổi thường gặp là 50 - 59 tuổi (30,9%), thời gian diễn biến bệnh cho tới khi đi khám phổ biến là 3 - 6 tháng (45,5%) với mức độ bệnh thường gặp nhất khi nhập viện là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (52,7%).

6 Kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho người bệnh trầm cảm tại tỉnh Thái Nguyên năm 2021 / Đỗ Tuyết Mai, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Thị Thanh Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 221-233 .- 610

Nghiên cứu thực hiện lần đầu tại Việt Nam nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của can thiệp tâm lý nhóm cho trầm cảm tại Thái Nguyên năm 2021. Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng, theo dõi trước và sau can thiệp, tiến hành ở 10 xã/phường tại thành phố Thái Nguyên từ 8/2020 - 12/2021. Can thiệp tâm lý nhóm 8 buổi theo liệu pháp kích hoạt hành vi, được thực hiện trên 359 người tuổi 18-65 có điểm PHQ-9 ≥ 10 và loại trừ rối loạn tâm thần nặng khác. Đánh giá trước và sau can thiệp sử dụng thang PHQ-9 (đánh giá trầm cảm), Q-LES-Q-SF (chất lượng cuộc sống) và BRCS (khả năng thích ứng).

7 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai / Trần Nguyễn Ngọc, Dương Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 41-48 .- 610

Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý cảm xúc biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần bao gồm ức chế cảm xúc, tư duy và vận động. Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình người mắc trầm cảm nhiều nhất ở nhóm tuổi > 70 (40,1%). Tuổi trung bình người bệnh suy tim có trầm cảm cao hơn người bệnh suy tim không có trầm cảm (p <0,05). Gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Hầu hết người bệnh suy tim có triệu chứng trầm cảm là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (90%). Đa số có rối loạn giấc ngủ (96,7%), tiếp theo là triệu chứng rối loạn ăn uống (73,3%) và triệu chứng bi quan về tương lai (48,3%). Ít gặp người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ở nhóm suy tim có NYHA II, không gặp trường hợp người bệnh có ý tưởng bị tội và ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Tuy nhiên, ở nhóm suy tim có NYHA III/IV, có 3 trường hợp có ý tưởng bị tội và 2 trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

8 Thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020 / Trần Thu Hằng, Văn Đình Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 186-194 .- 610

Nhằm mô tả thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020. Tỷ lệ người sử dụng ma túy xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress khá cao lần lượt là 31,7%, 64,3%, 22,8%. Dấu hiệu trầm cảm ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: nhóm tuổi >= 41 tuổi, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Trong khi đó, dấu hiệu stress ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: tần suất sử dụng đồ uống có cồn, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, mức độ nguy cơ do dùng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Kết quả nghiên cứu gợi ý những can thiệp về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là vấn đề trầm cảm cần tập trung vào nhóm sử dụng ma túy trên 41 tuổi. Tăng cường khám và điều trị tâm thần cho người sử dụng ma túy, đặc biệt ở nhóm không tiêm chích ma túy; nhóm sử dụng đồ uống có cồn, chất dạng thuốc phiện hàng tuần.

9 Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội / Phạm Thành Luân, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 212-220 .- 610

Phân tích đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Hà Nội. Quan hệ tình dục đồng giới là quần thể chịu nhiều tác động của các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo âu. Trầm cảm, cũng như các vấn đề tâm thần khác được cho thấy là làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu và ma túy ở những người đồng tính nam, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ, và tình trạng nhiễm HIV. Trong nhóm có giai đoạn trầm cảm, các triệu chứng thường gặp nhất (>50%): giảm quan tâm, thích thú, khí sắc giảm, giảm năng lượng và mệt mỏi, bi quan về tương lai, rối loạn giấc ngủ, giảm tự trọng và lòng tự tin. Trong nhóm chỉ có triệu chứng trầm cảm, các triệu chứng thường gặp nhất (>50%): giảm quan tâm, thích thú, và khí sắc giảm. Mức độ trầm cảm vừa thường gặp nhất. Nghiên cứu đã cung cấp một số hiểu biết về đặc điểm trầm cảm trong nhóm MSM và cho thấy một số đặc điểm đặc trưng trong nhóm này.

10 Lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú / Nguyễn Thị Hoàng Yến, Võ Đình Vinh, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 7-15 .- 610

Nghiên cứu lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú. Rối loạn sự thích ứng là hội chứng cảm xúc và hành vi xuất hiện khi cá thể đáp ứng lại với những sự kiện gây sang chấn trong cuộc sống. Người bệnh rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm đa phần là nữ (73,5%), nhóm tuổi thường gặp là 20-39. Đa số người bệnh có sang chấn tâm lý trong công việc và học tập (74,5%), xuất hiện với tính chất trường diễn (75,5%), thường có 2 sang chấn tâm lý (60,1%). Trong 3 triệu chứng chính, đa số gặp triệu chứng giảm năng lượng và tăng mệt mỏi (86,7%). Trong 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm, chủ yếu gặp triệu chứng rối loạn giấc ngủ (94,4%). Có tới 37,8% người bệnh có ý tưởng tự sát và 19,4% người bệnh có toan tự sát. Nghiên cứu bước đầu cho thấy những biểu hiện điển hình của người bệnh rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm.