CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thi công--Tầng hầm

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng mô hình thông tin công trình trong quản lý an toàn lao động – trường hợp nghiên cứu: thi công tầng hầm theo phương pháp bottom up / Trần Thị Ngọc Nhi, Phạm Hồng Luân // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 41-46 .- 624

Nghiên cứu này xây dựng một quy trình ứng dụng mô hình thông tin công trình để hỗ trợ công tác quản lý an toàn lao động. Bước đầu tiên của quy trình là xây dựng mô hình BIM 4D, chứa thông tin tiến độ, thông tin không gian làm việc của các công tác. Sau đó, mô hình BIM 4D được sử dụng để xác định xung đột không gian làm việc giữa các công tác. Bước tiếp theo của quy trình là tích hợp các thông tin đánh giá mối nguy công tác – job Hazard Analysis (JHA) vào từng công tác thi công trong mô hình BIM 4D. Quy trình này hỗ trợ cập nhật các thông tin an toàn trên công trường kịp thời.

2 Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm bằng phương pháp top-down / To Thanh Sang, Trần Văn Thân, Trần Thanh Danh // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 73-77 .- 624

Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm theo phương pháp thi công top-down. Tác giả dựa vào số liệu quan trắc thực tế công trình “Rivergate Residence” với quy mô 4 tầng hầm, 33 tầng cao được thi công theo phương pháp top-down. Diện tích sàn tầng hầm là 6280m2, nằm tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Qua đó sử dụng phần mềm Plaxis 3D Foundation để mô phỏng bài toán so sánh với kết quả quan trắc thực tế để đánh giá.

3 Quy trình thiết kế biện pháp thi công tầng hầm theo phương pháp semi-topdown / Lê Bá Sơn // Xây dựng .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 54-59 .- 624

Nghiên cứu xây dựng quy trình thiết kế biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng theo phương pháp semi-topdown. Trong từng bước chính tác giả phân tích và đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và các công việc cần triển khai khi thiết kế biện pháp thi công.

4 Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng công trình lân cận gây ra do hố đào sâu, ứng dụng đánh giá cho công trình thực tế tại quận 1 TP. Hồ Chí Minh bằng mô phỏng Plaxis 2d và 3d / Huỳnh Quốc Thiện, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Minh Tâm // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr.25-30 .- 624

Tổng hợp các phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng công trình lân cận thông qua biến dạng góc β và biến dạng ngang εL, phân loại mức độ thiệt hại công trình lân cận. Áp dụng phương pháp đánh giá này cho 1 dự án thi công tầng hầm ở quận 1 TP. Hồ Chí Minh bằng mô hình phân tích ngược Plaxis 2D và 3D. Kết quả phân tích và đánh giá được so sánh với ghi nhận mức độ thiệt hại thực tế tại công trường.

5 Phân tích chuyển vị giới hạn tường vây theo mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận / Huỳnh Quốc Thiện, Nguyễn Minh Tâm, Lê Trọng Nghĩa // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 31-38 .- 624

Giá trị chuyển vị giới hạn tường vây có ý nghĩa nhất định trong việc tối ưu thiết kế biện pháp thi công tầng hầm, theo dõi đánh giá sự ổn định của hố đào cũng như mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận trong quá trình thi công dựa vào dữ liệu quan trắc để hạn chế rủi ro thiệt hại công trình lân cận. Thông thường, giá trị cho phép chuyển vị ngang tường vây được lấy là 0.5% chiều sâu hố đào theo các tiêu chuẩn và tài liệu trên thế giới. Đây là giá trị được xem xét cho tất cả các trường hợp kể cả dự án nằm trong đô thị (tiếp giáp nhà dân) hoặc khu ngoại ô (không tiếp giáp nhà dân) và giá trị này được xem không phụ thuộc trình tự thi công. Chính điều này đã gây nên nhiều bất cập và tranh cãi về việc đưa ra giới hạn an toàn đảm bảo cho công trình lân cận xung quanh hố đào trong thiết kế cũng như là thi công công trình ngầm. Do đó bài báo tập trung phân tích và xác định chuyển vị giới hạn tường vây theo chỉ số đánh giá mức độ thiệt hại DPI (Damage Potental Index).

8 Khảo sát vị trí vết nứt ảnh hưởng đến độ ổn định của tấm bằng phương pháp phần tử hữu hạn mở rộng (XFEM) = The cracking location survey affects the stability of the plate by XFEM / Nguyễn Ngọc Thắng // Xây dựng .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 58-61 .- 624

Khảo sát vị trí vết nứt ảnh hưởng đến độ ổn định của tấm bằng phương pháp phần tử hữu hạn mở rộng (XFEM) trên cơ sở lý thuyết đưa ra kết quả nghiên cứu trước đây để khẳng định độ chính xác của phương pháp.

9 Mô hình lựa chọn ván khuôn tầng hầm bằng phương pháp CBA (choosing by advantages) = A model for selecting basement formwork system using CBA (choosing by advantages) / Đào Duy Hoan, Lương Đức Long // Xây dựng .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 27-32 .- 624

Trình bày các bước xây dựng mô hình lựa chọn đa thuộc tính dựa theo phương pháp CBA có thể giúp cho nhà thầu lựa chọn ván khuôn thi công tầng hầm phù hợp với những ưu điểm trong các trường hợp lựa chọn.

10 Tính toán cột chống tạm tại vị trí liên kết với cọc khoan nhồi trong thiết kế biện pháp thi công tầng hầm / TS. Hồ Ngọc Khoa, KS. Phạm Quang Cường // Khoa học Công nghệ xây dựng .- 2015 .- Số 01/2015 .- Tr. 52-57 .- 624

Giới thiệu nguyên tắc cơ bản thiết kế cột chống tạm (kingpost) tại vị trí liên kết với cọc khoan nhồi trong thi công tầng hầm nhà cao tầng theo phương pháp Top-down: theo lực bám dính khi kingpost không có đinh chống cắt; theo tiêu chuẩn thiết kế BS 5950-1990 và Eurocode 4 khi kingpost có đinh chống cắt.