CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu

  • Duyệt theo:
1 Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU/ / Lê Thị Ánh Tuyết, Hoàng Vĩnh Long, Bùi Thị Diễm Hương // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 94-102 .- 332

Trên cơ sở phân tích thực trang, bài viết sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho XKTS Việt Nam sang thị trường EU. Từ đó, bài viết đưa ra một số chính sách nhằm phát triển XKTS Việt Nam sang EU theo hướng bền vững và vượt qua được những trở ngại hiện đang gặp phải.

2 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA giữa Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á - Âu / Nguyễn Đình Hoàn // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 68-71 .- 382

Bài viết chỉ ra những cam kết về thương mại hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, đồng thời phân tích thực trạng xuất hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định này.

3 Xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ: thực trạng và xu hướng phát triển / Nguyễn Thị Hiên // .- 2023 .- Số 06 (214) - Tháng 6 .- Tr. 58 - 64 .- 327

Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã chứng kiến sự thay đổi to lớn trong ngành dịch vụ, từ việc trở thành một thị trường mới nổi về xuất khẩu dịch vụ đến việc đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nghiên cứu tập trung vào khám phá và phân tích sâu về thực trạng phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch ở Ấn Độ. Xem xét sự gia tăng của các lĩnh vực chính như công nghệ thông tin và phần mềm, vận tải, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế và du lịch. Qua đó phân tích xu hướng phát triển của lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ. Nghiên cứu cũng đánh giá tác động của các chính sách chính phủ và biện pháp cải cách trong việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ấn Độ. Nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự phát triển và tiềm năng của xuất khẩu dịch vụ, phân tích những xu hướng và thách thức trong phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ.

4 Xuất khẩu giai đoạn 2020-2023 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến 2030 / Ngô Thế Chi, Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 5-10 .- 658

Xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Mấy năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Song, trước những diễn biến khó lường về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cho giai đoạn đến 2030. Bài viết này trình bày và phân tích khái quát về tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2020-2023 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn đến 2030.

5 Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang / Phạm Thị Dinh, Đỗ Thị Trang // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 85-87 .- 658

Kết quả nghiên cứu làm rõ bốn hoạt động phát triển sản xuất vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang: Phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP (giải pháp về thị trường; ứng dụng công nghệ khuyến nông; nâng cao hiểu biết và trình độ của hộ; xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng an toàn). Tuy nhiên còn tồn tại điều kiện và các chương trình xúc tiến chưa có nhiều đổi mới; nội dung của các hoạt động xúc tiến chưa gắn với các thực tiễn doanh nghiệp.

6 Giải pháp nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam / Trương Đăng Nghiệp // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 99-101 .- 658

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 ước đạt khoảng 1,72 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, thực trạng chung ngành Cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào những khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh các hợp tác kinh tế quốc tế và mở rộng các thị trường xuất khẩu, việc cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sẽ làm giảm hiệu quả và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung và của mặt hàng cà phê nói riêng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cà phê của Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cho cà phê xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới.

7 Hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Lê Thị Ánh // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 24-29 .- 658

Do hạn chế kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, cùng với đó là mong muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không tìm hiểu kĩ đối tác và phương thức thanh toán phù hợp dẫn đến các rủi ro đáng tiếc. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề về phương thức thanh toán nhờ thu mà các doanh nghiệp Việt Nam hay sử dụng, qua đó đánh giá những hạn chế và đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

8 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu / Lê Thái Sơn, Trần Quốc Trung // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 72-75 .- 330

Bài viết chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng tăng dần tới kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đến thị trường Liên minh châu Âu - EU bao gồm: (1) Tỷ giá hối đoái; (2) Khoảng cách thể chế; (3) Thương mại hàng hóa song phương; (4) Thu nhập nước nhập khẩu; (5) Giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ.

9 Hiện đại công tác giám sát quản lý hải quan - gỡ vướng cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất / Nguyễn Thị Minh Hòa // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 63-67 .- 658

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Những hạn chế trong giám sát quản lý hải quan đối với doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Một số khuyến nghị hiện đại công tác giám sát quản lý hải quan - gỡ vướng cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất.

10 Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Pháp / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 149-151 .- 327

Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở. Pháp hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó, với việc Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu có hiệu lực, hoạt động đầu tư của hai nước cũng ngày càng được tăng cường. Bài viết trao đổi về thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.