CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Liên kết kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Sự phụ thuộc lẫn nhau và xu hướng điều chỉnh liên kết kinh tế quốc tế hiện nay / Nguyễn Thị Bích Thủy, Hà Nam Thắng, Nguyễn Thị Hồng Quyên // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 261 - 280 .- 327

Toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế đang đứng trước nhiều chuyển biến quan trọng, tác động sâu rộng đến tương lai hợp tác kinh tế thế giới. Xu hướng “phân tách” hay “giảm thiểu rủi ro” chỉ là dấu hiệu của một sự thay đổi rộng lớn hơn, trong đó các quốc gia tìm cách cân bằng giữa mở cửa, hội nhập với bảo đảm an ninh quốc gia và tự chủ chiến lược. Tuy nhiên, trong thé giới toàn cầu hóa hiện nay, các nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, không thể phân tách hoàn toàn do đã phụ thuộc lẫn nhau quả lớn về kinh tế. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ tập trung lý giải mối quan tâm và nỗ lực hiện nay xoay quanh vấn đề điều chỉnh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và tái định hình các liên kết kinh tế quốc tế trong tương lai.

2 Kinh nghiệm quốc tế về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cộng đồng / Huỳnh Hải Đăng // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 99 - 102 .- 910

Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và các nước khác như: Ấn Độ, Đài Loan. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã có kinh nghiệm trong triển khai các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế tham gia phát triển du lịch cộng đồng được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cộng đồng của 03 nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số gợi mở cho Việt Nam.

3 Tháo gỡ “nút thắt” trong liên kết kinh tế vùng ở Việt Nam / Tạ Thị Đoàn // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 32-35 .- 330

Vấn đề liên kết kinh tế, liên kết vùng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Việc liên kết vùng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn liên kết kinh tế vùng thời gian qua đã bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả mang lại chưa như kỳ vọng. Để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế vùng có hiệu quả, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển liên kết kinh tế vùng bền vững.

4 Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua mô hình liên kết kinh tế “bốn nhà” / Lưu Thị Bích Hạnh // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 34-36 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng các mối quan hệ của mô hình liên kết “bốn nhà". Đối với nông dân, lợi ích lớn nhất mang lại cho họ là việc làm thay đổi hành vi sản xuất theo hướng “Bán cái thì trường cần, chứ không phải bán cái mình có”. Đối với công ty, việc tham gia mô hình liên kết này đã góp phần làm gia tăng thương hiệu, cũng như tạo tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu. Đối với địa phương thông qua việc tham gia liên kết đã giúp cho cán bộ địa phương nâng cao được năng lực quản lý. Cuối cùng, thông qua liên kết này đã giúp cho những nhà khoa học bổ sung thêm những cơ sở cho lý thuyết chuỗi giá trị

5 Liên kết hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ nong sản ở tỉnh Thái Bình / Tô Xuân Dân, Nguyễn Thị Kim Chi, Tô Xuân Hùng // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 45-54 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất tiêu thụ nông sản với những kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa hộ gia đình, hợp tác xã và các doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

6 Liên kết chuỗi giá trị nông sản bền vững : nghiên cứu trường hợp ngành cà phê ở Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, và Sơn La / Nguyên Trung Kiên, Trần Thị Thanh Nhàn, Vũ Việt Hà // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 10-19 .- 330

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh các yếu tố quản lý (xây dựng tổ nông dân, lựa chọn đối tượng tham gia hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp), môi trường hoạt động của liên kết chuỗi giá trị cà phê bao gồm: sản phẩm và thị trường của mô hình liên kết, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bền vững … chính sách của chính phủ và địa phương cũng có ảnh hưởng quan trọng với tính bền vững của các mô hình liên kết.

7 Liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Võ Thị Minh Lệ, Nguyễn Thị Hồng Nga // .- 2022 .- Số 08 (192) .- Tr. 45-52 .- 327

Trong những năm gần đây đã có nhiều mô hình phổ biến về liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển là “ mạng lưới hàng hải”, hệ thống thành phố biển, trung tâm đô thị ven biển nhằm phục vụ cho các tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hay nói cách khác là hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế sẽ gợi mở một số mô hình liên kết kinh tế biển cho Việt Nam.

8 Tăng cường hiệu quả liên doanh, liên kết tài sản tại các Trường Đại học Công lập Tự chủ tại Việt Nam / Nguyễn Thế Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 210 .- Tr. 59-62 .- 658

Đánh giá khái quát về kết quả thực hiện tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập và quản lý tài sản công sử dụng vào mục đích liên kết tại các trường đại học tựu chủ; giải pháp tăng cường hiệu quả liên doanh, liên kết tài sản tại các Trường Đại học Công lập Tự chủ tại Việt Nam.

9 Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk / Nguyễn Thanh Phương // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 80-85 .- 330

Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên với nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu, cà phê, cao su, điều) có giá trị kinh tế cao... Vì vậy, để sản xuất và tiêu thụ các loại cây này được đảm bảo chất lượng, trong thời gian tới, Tỉnh cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ. Bài viết này phân tích tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết hiệu quả hơn trong thời gian tới.

10 Nguyễn tắc và những nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân / Phùng Lê Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 547 .- Tr. 19-21 .- 658

Các nguyên tắc liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân; các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.