CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ẩn dụ

  • Duyệt theo:
1 Phân tích ngữ nghĩa tri nhận về “chiều không gian” của những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thẻ người trong tiếng Hán và đối chiếu với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- .- 400

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận về “chiều không gian” của những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán và so sánh với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, đồng thời thông qua phân tích các đặc điểm của không gian một chiều, không gian hai chiều và không gian ba chiều tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

2 Lược đồ hình ảnh trong các biểu đạt “ẩn dụ chuyển động – cảm xúc” biểu thị “nổi buồn” nhìn từ góc độ tri nhận / Nguyễn Thị Thùy Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 37-45 .- 400

Tập trung vào việc khai thác những diễn đạt ẩn dụ chuyển động – cảm xúc nằm trong các văn bản bằng tiếng Anh thể hiện cảm xúc buồn để tìm hiểu về lược đồ hình ảnh mà ở đó miền đích – cảm xúc được ánh xạ từ miền nguồn – chuyển động.

3 Ẩn dụ trong khẩu hiệu quảng cáo của các dự án bất động sản / Nguyễn Thu Thủy // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 11(385) .- Tr. 23-28 .- 400

Bài viết trình bày về một biện pháp tu từ phổ biến được sử dụng trong việc thiết kế các khẩu hiệu quảng cáo - biện pháp ẩn dụ. Góp phần làm sáng tỏ về chức năng ẩn dụ: hướng người đọc đến những khía cạnh thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật, tăng cường hiệu quả biểu đạt của ngôn ngữ.

4 Ẩn dụ ngữ pháp văn bản : nghiên cứu và ứng dụng / Phan Văn Hòa, Giã Thị Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 24-33 .- 400

Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ học chức năng hệ thống và 2 loại ẩn dụ Halliday đã đề cập: ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và ẩn dụ ngữ pháp liên nhân. Từ đó, bài viết phân tích và làm rõ nội dung về ẩn dụ ngữ pháp văn bản – một loại ẩn dụ ngữ pháp mà Martin đã thiết lập và cùng các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu và khẳng định sự tồn tại của ẩn dụ ngữ pháp văn bản như một trong ba loại ẩn dụ ngữ pháp trong ngôn ngữ học chức năng hệ thống.

5 Cấu trúc lập ngôn của ẩn dụ ngữ pháp trong các diễn ngôn trên các phương tiện truyền thông tiếng Anh và tiếng Việt / Lê Thị Giao Chi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 68-78 .- 400

Miêu tả cấu trúc lập ngôn của ẩn dụ ngữ pháp trong các diễn ngôn trên các phương tiện truyền thông tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong biểu đạt nghĩa ẩn dụ dựa trên kết cấu cú pháp.

6 Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu / Huỳnh Ngọc Mai Kha // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 11-15 .- 895

Với cái nhìn về Tố Hữu như một nhà thơ cách mạng điển hình của Việt Nam, kì vọng sẽ tìm thấy được những tri nhận có tính hệ thống của tác giả về những ý niệm phổ biến thường hay xuất hiện trong thơ của ông như Cuộc đời, đất nước, địa danh, thiên nhiên từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận. Qua đó, cung cấp thêm cho người đọc và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực những kết quả nghiên cứu trên dữ liệu thơ của nhà thơ Tố Hữu, từ góc nhìn tri nhận.

7 Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân từ góc nhìn ngôn ngữ học chức năng hệ thống / Phan Văn Hòa, Giã Thị Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 3-10 .- 400

Làm sáng tỏ tính đa dạng của chức năng lời nói trong quá trình đàm phán của ẩn dụ ngữ pháp liên nhân theo hệ thống ngữ nghĩa; qua đó, đề xuất những phương thức ứng dụng ẩn dụ ngữ pháp liên nhân để góp phần làm cho giao tiếp thực tiễn hiệu quả.

8 Ẩn dụ cấu trúc tình cảm trong tiếng Trung / Nguyễn Thu Trà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 1(375) .- Tr. 35-45 .- 400

Nghiên cứu một loại ẩn dụ trong tiếng Trung đó là các ẩn dụ biểu thị tình cảm để góp phần giải quyết những vấn đề lí thuyết và thực tiễn giảng dạy ngôn ngữ đặt ra.

9 So sánh phép ẩn dụ về hình tượng động vật trong tiếng Anh và tiếng Việt / Trần Thị Thanh Loan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 41-49 .- 400

Tìm hiểu về các phép ẩn dụ về hình tượng động vật trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Phân tích, so sánh, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt đáng kể trong việc sử dụng hình ảnh động vật, giúp các dịch giả linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến lược dịch để bản dịch có hệ thống và chính xác hơn.

10 Biểu hiện cảm xúc giận dữ trong tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận / Huỳnh Ngọc Mai Kha, Nguyễn Lưu Diệp Ánh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 28-34 .- 400

Tìm hiểu và phân tích sự tri nhận của người Việt liên quan đến ý niệm giận dữ. Từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận, bài báo phân tích những cụm từ diễn đạt về sự giận dữ trong ngữ cảnh của văn hóa Việt Nam, nhận diện được sự ý niệm hóa đã diễn ra như thế nào trong quá trình tư duy và lập ngôn, từ đó góp phần vào những nghiên cứu về ngôn ngữ Việt, minh chứng cho sự phong phú giàu có của tiếng Việt.