CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ--Giao tiếp

  • Duyệt theo:
11 Ứng dụng quan điểm giao tiếp trong biên soạn bài giảng tiếng việt chuyên ngành cho sinh viên nước ngoài / Nguyễn Khánh Hà // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 4 (246) .- Tr. 22 – 29 .- 410

Tóm lược vài nét về thực trạng giáo trình tiếng việt chuyên ngành cho sinh viên nước ngoài hiện đang được sử dụng tại khoa việt nam học từ đó đề xuất một vài định hướng biên soạn tài liệu giảng dạy ứng dụng quan điểm giao tiếp.

12 Vai trò của ngữ liệu thuật trong việc nâng cao năng lực giao tiếp ngoại ngữ / Đào Thị Thanh Phượng // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 11 .- Tr. 35 – 38 .- 400

Làm rõ khái niệm năng lực giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ, định nghĩa ngữ liệu thật và vai trò của ngữ liệu thật trong giảng dạy ngoại ngữ; Từ những nền tảng lí thuyết trên sẽ đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ngữ liệu thật trong phát triển năng lực giao tiếp ngoại ngữ qua một thử nghiệm trên đối tượng sinh viên đại học ngoại ngữ và cũng từ đó đề xuất một số cách chọn tài liệu dạy học là ngữ liệu thật trong hai quá trình thụ đắc và học tập ngoại ngữ.

13 Vai trò chỉ tố tình thái nhận thức với các chiến lược lịch sử âm tính trong giao tiếp đối thoại Anh – Việt / Ngũ Thiện Hùng // Ngũ Thiện Hùng .- 2015 .- Số 11 .- Tr. 39 – 43 .- 400

Phân tích các vai trò chức năng của các tác tử tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiếng Việt trong các chiến lược lịch sự giao tiếp thể hiện ở sức mạnh của các tác tử bộc lộ theo hướng nghĩa của nội dung proposition và theo hướng speaker hoặc hearer.

14 Từ xưng hô trong lĩnh vực giao tiếp hành chính Nhà Nước / Trần Bạch Đằng // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 11 .- Tr. 109 – 112 .- 410

Chỉ ra một số nét khác biệt giữa cách xưng hô trong giao tiếp hành chính với các môi trường giao tiếp khác, rút ra những đặc trưng riêng trong việc sử dụng từ xưng hô của những con người vùng đất Nam Bộ.

15 Ngữ nghĩa của kết cấu [Đã + X] trong tiếng Việt / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 4 .- Tr. 18 – 22 .- 495.92

Trình bày cách tiếp cận một hiện tượng cú pháp ngữ nghĩa thường được giải thích một cách lược giản hoặc được mô phỏng theo đặc trưng ngữ pháp của các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga đã hành chức như thế nào trong tiếng Việt.

16 Lỗi ngôn ngữ và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình / Lê Thị Như Quỳnh // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 4 .- Tr. 40 – 48 .- 410

Nêu các dạng lỗi đặc trưng về ngôn ngữ và giao tiếp của MC truyền hình, sau đó phân tích nguyên nhân của các dạng lỗi này nhằm rút ra những bài học cần thiết cho công tác nghiệp vụ của MC cũng như việc đào tạo, huấn luyện MC của các Đài truyền hình và các cơ sở đào tạo.

17 Các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn trên báo in tiếng Việt / Dương Thị My Sa // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 4 .- Tr. 54 – 59 .- 070.1

Theo đặc điểm của thể loại báo chí, có ba hành vi lời nói quan trọng trong phỏng vấn trên báo in: Yêu cầu, đề nghị và từ chối. Bài viết này sẽ chỉ ra những hành vi lời nói chính trong chi tiết.

18 Ứng dụng của giao tiếp qua công nghệ trong sự phát triển năng lực ngôn ngữ / Nguyễn Văn Long // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 22 – 25 .- 400

Giới thiệu các phương diện siêu ngôn ngữ có hiệu quả cao trong quá trình học ngoại ngữ, các thành phần và kỹ năng ngôn ngữ mà người học có thể phát triển thông qua môi trường giao tiếp qua công nghệ.

19 Lí thuyết mô phỏng trong giảng dạy ngoại ngữ nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ / Đinh Lư Giang // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 18 – 28 .- 400

Bài viết này thảo luận về cách áp dụng lý thuyết mô trong giảng dạy ngoại ngữ trên cơ sở của phương pháp giao tiếp ngôn ngữ.

20 Tìm hiểu năng lực tư duy – ngôn ngữ của trẻ em giai đoạn tiền học đường / Quách Thị Bích Thủy // Quách Thị Bích Thủy .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 73 – 80 .- 400

Tìm hiểu năng lực tư duy ngôn ngữ của trẻ nhóm từ 3 – 5 tuổi thông qua con đường trẻ nhận biết về sự vật, hiện tượng; nhận biết về đặc điểm, tính chất và nhận biết hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Bằng ngôn ngữ diễn đạt của trẻ, chúng ta sẽ hiểu hơn về cách trẻ nhìn nhận về thế giới để từ đó có những biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng và năng lực tư duy ngôn ngữ của trẻ nói chung.