CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ--Dân tộc thiểu số

  • Duyệt theo:
1 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Khmer – trường hợp bộ phận មាច (miệng) / Thạch Thị Omnara, Thạch Thị Nhí // .- 2023 .- Số 5 (391) .- Tr. 59-69 .- 400

Miêu tả và phân tích sự chuyển nghĩa của bộ phận មាច (miệng). Trong tiếng Khmer, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người không chỉ mang nghĩa thuần gốc mà chúng còn được người Khmer sử dụng một cách sáng tạo, đa dạng, sống động để biểu thị những sự vật, hiện tượng khác với ý nghĩa rất phong phú góp phần khai thác và làm giàu kho từ vựng của ngôn ngữ dân tộc.

2 Kết cấu văn bản “lượn”, “quan lang” và “then” trong dân ca Tày ở Việt Nam / Lê Thị Như Nguyệt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 95-101 .- 400

Trình bày đặc điểm kết cấu văn bản của ba loại tiêu biểu và đặc sắc nhất trong dân ca Tày là: lượn, quan lang, then. Từ đó, giúp hình dung rõ hơn, đầy đủ hơn về bố cục, cấu trúc của từng văn bản trong việc xây dựng nội dung, ý nghĩa thẩm mĩ của từng loại dân ca.

3 Đặc điểm cấu trúc so sánh trong luật tục Êđê / Phạm Thị Xuân Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 6(299) .- Tr. 100-104 .- 400

Khảo sát tần số xuất hiện và cách sử dụng của cấu trúc so sánh trong bộ luật tục của người Êđê. Qua đó, phần nào nhận diện được cách tư duy văn hóa của người Êđê trong xã hội truyền thống.

4 Dấu ấn văn hóa biển rong đời sống và tín ngưỡng của người Chăm / Cao Thị Hảo // .- 2020 .- Số 05(579) .- Tr. 79-84 .- 395

Tìm hiểu văn hóa biển được thể hiện qua đời sống và tín ngưỡng của người Chăm. Từ đó, chỉ ra những đặc điểm nhân chủng văn hóa của cư dân Chăm và những dóng góp mới của ngôn ngữ Chăm khi phản ánh văn hóa biển.

5 Danh từ chỉ đồ vật, lễ hội trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 111 – 116 .- 495.1

Khảo sát một số danh từ chỉ đồ vật, lễ hội tiêu biểu, có số lượng khá lớn mà người Ê đê thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt tinh thần và vật chất. Đó là các nhạc cụ, nông cụ, các đồ vật trong gia đình và tên các lễ hộicuar người Ê đê. Qua đó sẽ thấy được nhiều nét đặc sắc trong văn hoá người Ê đê.

7 Đặc điểm thành phần kết luận trong lập luận cú Luật tục Êđê / Trần Thị Thắm // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 5 (360) .- Tr. 58 - 67 .- 400

Tìm hiểu đặc điểm của thành phần kết luận trong Luật tục Êđê để thấy được nét đặc thù trong cách tổ chức thành phần lập luận, phẩn ánh thói quen sử dụng ngôn ngữ và phương thức thuyết phục của người Êđê.

8 Vấn đề xây dựng chữ viết cho ngôn ngữ dân tộc thiểu số / Trần Trí Dõi // .- 2019 .- Số 3 (358) .- Tr. 20-31 .- 400

Trình bày một số nội dung liên quan đến vấn đề xây dựng và sử dụng chữ viết của ngôn ngữ dân tộc để qua đó tiếp nhận những trao đổi và thảo luận từ những cách nhìn của nhiều học giả khác nhau.

9 Dạy song ngữ Việt – Êđê trong trường tiểu học ở tỉnh Đắk Lắk: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Minh Hoạt // .- 2019 .- Số 4 (359) .- Tr. 58-73 .- 400

Tìm hiểu về song ngữ và dạy song ngữ Việt – Êđê ở tỉnh Đắk Lắk. Phân tích thực trạng dạy song ngữ Việt – Êđê ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy song ngữ Việt – Êđê ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

10 Những khó khăn, thách thức của phát thanh, truyền hình bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên / Nguyễn Thị Nhung // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 10 (353) .- Tr. 37 - 51 .- 400

Trình bày các điều như sau: 1. Dẫn nhập; 2. Những khó khăn của phát thanh, truyền hình bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; 3. Những hạn chế của phát thanh, truyền hình bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; 4. Kết luận.