CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tâm thần phân liệt

  • Duyệt theo:
1 Lâm sàng rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt / Dương Minh Tâm, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 18-25 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt. Rối loạn thần cấp và nhất thời (F23) là một rối loạn tâm thần thường gặp trên lâm sàng. Sau khi nghiên cứu 43 người bệnh rối loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt cho thấy nhóm tuổi thường gặp 25-34 (32,6%) và 35-44 (30,2%). Tuổi trung bình là 34,19 +- 10,1. Rối loạn này gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới (53,5% so với 46,5%). Có 36,2% người bệnh có kết hợp stress. Trong số đó, nội dung stress gặp nhiều nhất là về công việc (37,4%). Có tới 95,3% người bệnh có triệu chứng hoang tưởng và chủ yếu là hoang tưởng bị hại (90,2%), tiếp đó đến hoang tưởng bị theo dõi (60,9%). Có 65,1% người bệnh có ảo giác. Hầu hết người bệnh có áo giác thính giác (96,4%). Có 3 trường hợp có ảo giác thị giác. Ảo giác xúc giác, ảo giác vị giác và ảo giác khứu giác không thấy xuất hiện ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt.

2 Tuân thủ điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa Hà Nội và các yếu tố liên quan / Nguyễn Văn Tuấn, Lý Thị Kim Chi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 152-160 .- 610

Nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú tại huyện Ứng Hòa Hà Nội. Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn về tâm lý và các hoạt động tâm thần. Kết quả cho thấy tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các yếu tố: tuổi, tiền sử gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức, số năm mắc bệnh, sự động viên thông cảm từ gia đình. Mô hình logistic chỉ ra kiến thức và sự động viên, thông cảm từ gia đình, người thân đối với người bệnh là yếu tố dự báo tuân thủ điều trị. Kết luận của nghiên cứu là các yếu tố: trình độ học vấn, sự động viên quan tâm của gia đình, kiến thức, tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình của người bệnh tác động tích cực tới tuân thủ điều trị. Ngược lại, các yếu tố: tuổi, số năm mắc bệnh và tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ đối với tuân thủ điều trị. Hai yếu tố dự báo tuân thủ là kiến thức và sự quan tâm của gia đình.

3 Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội / Lý Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 228-235 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, mất dần tính hài hòa thống nhất giữa các hoạt động tâm lý và gây chia cắt rời rạc các hoạt động tâm thần. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh tâm thần phân liệt theo thang điểm đánh giá Morysky-8: 39,6% người bệnh tuân thủ điều trị. 79,5% người bệnh tuân thủ đúng lịch tái khám và lĩnh thuốc và 49,6% người bệnh báo cáo dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. nhưng chỉ có 19,1% người bệnh nhớ đúng tên thuốc uống.

4 Nhận xét về hiệu quả điều trị các triệu chứng âm tính trên các bệnh nhân tâm thần phân liệt / Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Doãn Phương // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 85-90 .- 610

Bài viết đưa ra nhận xét về hiệu quả điều trị các triệu chứng âm tính trên các bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai từ 7/2013 đến 12/2014. Kết quả cho thấy ưu tiên điều trị bằng an thần kinh mới kết hợp với các liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng tái thích ứng xã hội cho bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể dễ làm giảm thiểu triệu chứng âm tính.

5 Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt paranoid đáp ứng kém với thuốc bằng kỹ thuật sốc điện một bên / Tô Thanh Phương // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 13-18 .- 610

Đánh giá hiệu quả điều trị trên 15 bệnh nhân tâm thần phân liệt paranoid đáp ứng kém với thuốc bằng kỹ thuật sốc điện một bên. Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân hết hoang tưởng ảo giác và hành vi ổn định. Sốc điện một bên có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh nhân tâm thần phân liệt paranoid đáp ứng kém với thuốc.

7 Kết quả bước đầu sử dụng metformin trong phòng ngừa các tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị bằng olanzapin / Trịnh Thị Bích Huyền, Nguyễn Văn Tuấn // Y học thực hành .- 2017 .- Số 5 (1042) .- Tr. 39-42 .- 610

Đánh giá hiệu quả bước đầu của metformin 750mg trong phòng ngừa tác dụng không mong muốn trên chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị bằng olanzapin.