CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Điều trị nội trú

  • Duyệt theo:
1 Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương / Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2022 .- Số 37 .- Tr. 25-36 .- 615

Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến sự hài long của người bệnh.

2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai / Trần Nguyễn Ngọc, Dương Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 41-48 .- 610

Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện tim mạch quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai. Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý cảm xúc biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần bao gồm ức chế cảm xúc, tư duy và vận động. Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình người mắc trầm cảm nhiều nhất ở nhóm tuổi > 70 (40,1%). Tuổi trung bình người bệnh suy tim có trầm cảm cao hơn người bệnh suy tim không có trầm cảm (p <0,05). Gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới. Hầu hết người bệnh suy tim có triệu chứng trầm cảm là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (90%). Đa số có rối loạn giấc ngủ (96,7%), tiếp theo là triệu chứng rối loạn ăn uống (73,3%) và triệu chứng bi quan về tương lai (48,3%). Ít gặp người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Ở nhóm suy tim có NYHA II, không gặp trường hợp người bệnh có ý tưởng bị tội và ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Tuy nhiên, ở nhóm suy tim có NYHA III/IV, có 3 trường hợp có ý tưởng bị tội và 2 trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

3 Thực trạng nhiễm khuẩn Bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, năm 2020 / Nguyễn Xuân Thiêm, Tống Thị Thảo, Nguyễn Hữu Thắng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 179-185 .- 610

Phân tích thực trạng nhiễm khuẩn Bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, năm 2020. Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là 4,3%. Tỷ lệ mắc cao nhất ở khoa Hồi sức tích cực. Nhiễm khuẩn hô hấp là loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất, chưa phát hiện nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu. Tìm thấy 4 tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Pseudomonas, earuginosa, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và staphylococcus saprophyticus. Thời gian nằm viện dài trên 7 ngày, người bệnh nhiễm khuẩn lúc vào, và người bệnh có can thiệp thủ thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn. Bệnh viện cần có các biện pháp giám sát thực hành trong công tác chăm sóc người bệnh cũng như tiến hành các nghiên cứu lớn hơn nhằm phát hiện và giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong tương lai. Bằng chứng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách y tế của Nhà nước và các nhà quản lý bệnh viện phát triển các chiến lược để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.

4 Lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú / Nguyễn Thị Hoàng Yến, Võ Đình Vinh, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 7-15 .- 610

Nghiên cứu lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ở người bệnh điều trị nội trú. Rối loạn sự thích ứng là hội chứng cảm xúc và hành vi xuất hiện khi cá thể đáp ứng lại với những sự kiện gây sang chấn trong cuộc sống. Người bệnh rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm đa phần là nữ (73,5%), nhóm tuổi thường gặp là 20-39. Đa số người bệnh có sang chấn tâm lý trong công việc và học tập (74,5%), xuất hiện với tính chất trường diễn (75,5%), thường có 2 sang chấn tâm lý (60,1%). Trong 3 triệu chứng chính, đa số gặp triệu chứng giảm năng lượng và tăng mệt mỏi (86,7%). Trong 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm, chủ yếu gặp triệu chứng rối loạn giấc ngủ (94,4%). Có tới 37,8% người bệnh có ý tưởng tự sát và 19,4% người bệnh có toan tự sát. Nghiên cứu bước đầu cho thấy những biểu hiện điển hình của người bệnh rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm.

5 Hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương / Hoàng Thị Phương Nam, Trần Nguyễn Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 126-134 .- 610

Nhằm mô tả một số tỉ lệ về hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Hội chứng sảng rất đa dạng và biến thiên liên tục theo từng giờ, từng ngày, có thể dễ dàng bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm trong lần thăm khám đầu tiên. Tỉ lệ sảng thường gặp ở nhóm tuổi 60-69 tuổi. Tỉ lệ nữ cao hơn nam. Tỉ lệ giảm khả năng tập trung chú ý ở nam giới cao hơn nữ giới (p=0,04). Tỉ lệ nam giới mắc nhồi máu cơ tim cao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư và có sảng cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới (p<0,05).

6 Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần / Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Eric Hahn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 116-123 .- 610

Trình bày đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần hay gặp trong tâm thần học, được đặc trưng bởi sự ức chế toàn bộ các mặt hoạt động tâm thần (về cảm xúc, hành vi, tư duy). Các triệu chứng chính của trầm cảm gặp ở phần lớn người bệnh, hay gặp nhất là giảm năng lượng, tăng mệt mỏi (99%). Các triệu chứng phổ biến hay gặp là rối loạn giấc ngủ (95,8%), rối loạn ăn uống (83,3%), giảm tập trung chú ý (83,3%). Triệu chứng cơ theer hay gặp nhất là mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày (91,7%). Lo âu (79,2%) và đau (53,1%) thường đi kèm với trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng với triệu chứng chính, phổ biến, cơ thể và các triệu chứng khác, đặc biệt là đau và lo âu.

7 Cơ cấu bệnh tật tại khoa điều trị nội trú Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2017-2019 / Đỗ Thị Thanh Toàn, Cao Thị Nhung, Lưu Ngọc Minh, Đinh Thái Sơn, Lê Minh Giang, Đoàn Quốc Hưng // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 186-193 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa với mục tiêu mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân đến điều trị nội trú ở Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2017-2019. Cơ cấu bệnh tật của mỗi một địa phương, quốc gia phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng tử vong của cộng đồng đó. Nó phụ thuộc vào các đặc điểm về chủng tộc, địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội hay các chính sách y tế của từng khu vực. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp đưa ra chiến lược phù hợp cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị bệnh.

9 Phân tích thực trạng kê đơn ceftriaxon trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2016 / Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặng Văn Hoằng // Dược học .- 2019 .- Số 3 (Số 515 năm 59) .- Tr. 86-88 .- 615

Phân tích tính hợp lý và một số yếu tố liên quan đến kê đơn ceftriaxon trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên năm 2017 làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong giám sát kê đơn sử dụng ceftriaxon tại Bệnh viện.