CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Diễn ngôn

  • Duyệt theo:
1 Ý nghĩa kinh nghiệm của từ vựng trong diễn ngôn báo chí viết về nữ giới trên báo phụ nữ Việt Nam nhìn từ quan điểm phân tích diễn ngôn phê phán nữ quyền / Đỗ Thị Xuân Dung, Trần Thị Huyền Gấm // .- 2023 .- Số 5 (391) .- .- 400

Trình bày một số ý nghĩa kinh nghiệm của từ vựng trong diễn ngôn báo chí viết về nữ giới trên báo phụ nữ Việt Nam nhìn từ quan điểm phân tích diễn ngôn phê phán nữ quyền. Bài báo này bước đầu áp dụng hệ thống lí thuyết và phương pháp phân tích của đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán nữ quyền để nghiên cứu khía cạnh ý nghĩa kinh nghiệm của từ vựng trong diễn ngôn báo chí viết về phụ nữ trên nguồn bài đăng ở Báo Phụ nữ Việt Nam các số ra năm 2021.

2 Phân tích chuyển ngôn qua trung gian – hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn từ hành động xã hội / Phan Thanh Bảo Trân // .- 2023 .- Số 6 (392) .- Tr. 3-12 .- 400

Nghiên cứu về diễn ngôn qua trung gian là gì?. Phân tích một số khái niệm liên quan. Trình bày về mục đích và phương pháp nghiên cứu hướng tiếp cận phân tích diễn ngôn từ hành động xã hội.

3 Viết về quá khứ như một kiến tạo huyền thoại (về) căn tính (những thực hành viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên về đô thị Đà Lạt) / Phạm Xuân Thạch // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 27-36 .- 800.01

Khảo sát những thực hành viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên về đô thị Đà Lạt được hình dung như một diễn ngôn về căn tính của đô thị, sự sáng tạo huyền thoại về một căn tính đã từng có của thành phố và từ đó rút ra những vấn đề lí luận của tự sự về lịch sử.

4 Những công thức kiến tạo diễn ngôn về người phụ nữ Hồng nhan trong tiểu thuyết Cô ba trà (Nguyễn Ý Bửu) và Cô Tư Hồng (Đào Trinh Nhất) / Vũ Thị Thu Trang // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 48-58 .- 800.01

Tìm hiểu các công thức kiến tạo diễn ngôn này sẽ không chỉ giúp chúng ta thấy các motif về người phụ nữ hồng nhan được bảo lưu như thế nào trong các văn bản tiểu thuyết, mà ở chiều sâu nghiên cứu cũng sẽ khơi mở lên những nhận định về tính hiện đại của hai tiểu thuyết đầu thế kỷ XX viết về phụ nữ.

5 Thẩm quyền sáng tạo của diễn ngôn ngoại biên trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975 / Hoàng Thị Thu Giang // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 55-64 .- 800.01

Bài viết làm sáng tỏ các thẩm quyền của diễn ngôn truyện ngắn ngoại biên. “Diễn ngôn ngoại biên” của truyện ngắn giai đoạn 1945-1975 là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn xuất hiện trong thời gian 30 năm sau cách mạng tháng tám.

6 Chỉ dấu diễn ngôn định hướng tiếp nhận thông tin trên tiêu đề báo chí bằng phương tiện cú pháp / Đinh Thị Thu Hiền // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 59-68 .- 400

Trình bày một số nội dung chỉ dấu diễn ngôn và vai trò của chỉ dấu diễn ngôn trong tiêu đề báo chí. Phân tích một số chỉ dấu diễn ngôn trên tiêu đề báo chí bằng phương tiện cú pháp.

7 Một vài ghi nhận về diễn ngôn trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam / Lê Thị Nhiên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 57-63 .- 400

Phân tích một số đặc điểm trong diễn ngôn trần thuật của hồi kí cách mạng Việt Nam. Trong đó, hoạt lực trần thuật của diễn ngôn được biểu hiện thông qua việc lựa chọn hình thức mở đầu và kết thúc tác phẩm.

8 Các thiết chế và vai trò của chúng trong tiến trình văn học / Trần Văn Toàn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 5(591) .- Tr. 87-96 .- 800.01

Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của các thiết chế trong sự vận động và biến đổi của lịch sử văn học Việt Nam, qua đó nhân thức rõ hơn một vấn đề lí thuyết văn học như một diễn ngôn.

9 Ứng dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trong phân tích diễn ngôn khẩu hiệu Chính trị - Xã hội / Đỗ Thị Xuân Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 15-23 .- 400

Trình bày việc ứng dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trong phân tích diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội. Từ đó thảo luận vấn đề hệ tư tưởng của người phát ngôn cũng như làm rõ các giá trị tuyên truyền, thuyết phục, vận động của khẩu hiệu qua việc lựa chọn từ ngữ, ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn.

10 Uyển ngữ trong diễn ngôn quân sự tiếng Anh / Nguyễn Thu Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 47-52 .- 400

Đề cập đến khái niệm, phương thức tạo uyển ngữ tiếng Anh và những chức năng giao tiếp của chúng. Khái quát về thuật ngữ quân sự tiếng Anh. Phân tích sữ liệu được thu thập từ một số bài báo tiếng Anh có chứa các từ và cụm từ uyển ngữ nhằm làm sáng tỏ cách chúng được sử dụng với mục đích thuyết phục hoặc che dấu thông tin về sự tàn khốc của chiến tranh hay sự hủy diệt của một số loại vũ khí.