CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Mỹ - Trung Quốc

  • Duyệt theo:
1 Chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực Trung Đông / Trần Thùy Phương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 10 (206) .- Tr. 19-25 .- 327

Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và của Trung Quốc tại Trung Đông, tác giả bài viết đánh giá và dự báo tác động của chiến lược Mỹ - Trung đến các quốc gia Trung Đông trong thời gian tới.

2 Chính sách phát triển công nghệ của Mỹ trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc / Lê Thị Vân Nga, Trần Thành Thọ // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 11(296) .- Tr. 46-55 .- 330

Bài viết sẽ phân tích một số chính sách phát triển công nghệ của Mỹ trong bối cảnh sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc bao gồm: các chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước và các chính sách kiềm chế cạnh tranh về công nghệ từ phía Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump và giai đoạn đầu dưới thời Tổng thống Joe Biden.

3 Quan hệ Trung – Mỹ năm 2021 / Nguyễn Huy Quý // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 2(246) .- Tr. 27-35 .- 327

Phân tích đánh giá quan hệ Trung Quốc – Mỹ từ sau ngày tân Tổng thống Mỹ Joe Biden lên cầm quyền (20/11/2021) trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế - thương mại.

4 Những nhân tố chính trị trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc / Cù Chí Lợi // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 1(286) .- Tr. 3-14 .- 327

Trình bày những thành tựu, điểm nhấn của quá trình hợp tác văn hóa, giáo dục, bài viết làm rõ vai trò, ý nghĩa của hợp tác này trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng; đồng thời đưa ra một số kết luận nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác văn hóa, giáo dục Nghệ An và Xieng Khouang trong bối cảnh hiện nay.

5 Quan hệ Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Joe Biden / Trần Thị Hải Yên, Hoàng Minh Hồng // Châu Mỹ ngày nay .- 2021 .- số 4(277) .- .- 327

Phân tích quan điểm của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ về mối quan hệ này, đồng thời bước đầu đưa ra những xu hướng cho quan hệ Mỹ - Trung thời gian tới.

6 Thực chất cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 9(217) .- Tr. 39 - 48 .- 327

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang trở lại sau khi Mỹ tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến động thái trả đũa tương tự của Bắc Kinh nhằm vào 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Lập trường cứng rắn của mỗi bên và tổn thất ngày càng gia tăng khiến Washington và Bắc Kinh khó bề kết thúc cuộc thương chiến mang tầm thế kỷ này, mặc dù hai bên đã thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản (29/6). Trước đó, tháng 11/2017 Mỹ đã đưa ra chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, được gọi là “hệ thống kinh tế quốc tế công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ, các nguyên tắc của thị trường”. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” do Trung Quốc đưa ea năm 2013 với Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở hơn 60 quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ, nhằm mở rộng không gian địa- chiến lược của Bắc Kinh, khiến cho sự cạnh tranh lợi ích giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.

7 Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2017 và chiều hướng quan hệ Mỹ - Trung trong thời gian tới / Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 2 (113) .- Tr. 114-137 .- 327

Làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung liên quan đến Trung Quốc của Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ mới công bố so với các NSS trước đó, từ đó phân tích một số hàm ý liên quan đến chiều hướng quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong thời gian tới.

8 Hoa Kỳ trước sự vươn dậy của Trung Quốc / TS. Cù Chí Lợi // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 6 (202) .- Tr. 46-54 .- 327

So sánh về tương quan sức mạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của sự thay đổi tương quan sức mạnh của Hoa Kỳ và Trung Quốc tới hợp tác và an ninh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

9 Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”: Cạnh tranh với Mỹ - Trung và kiến nghị với Việt Nam / GS. TS. Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 7 (203) .- Tr. 24-28 .- 327

Từ thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đến chiến lược cùng tên của một cường quốc hàng đầu thế giới là một quá trình, là khoảng thời gian trên nữa thế kỷ đầy biến động, phát triển. Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” báo hiệu sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí có người cho rằng đây là thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới. Là quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam cần có những chính sách thích ứng với hoàn cảnh mới để tiếp tục phát triển.

10 Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và tương lai của trật tự khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương / TS. Ngô Chí Nguyện // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 04 (241) .- Tr. 23-32 .- 327

Phân tích tình thế hiện nay của cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và phác thảo một số đánh giá và nhận định về tương lai của trật tự khu vực.