CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Truyền thông Đa phương tiện

  • Duyệt theo:
11 Tương lai ngành báo chí – truyền thông Thế giới nhìn từ cuộc chiến Facebook-Australia / P.Mai // .- 2021 .- Tr. 83-87 .- 070.4

Sau cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa chính phủ Australia và Facebook, nhiều quốc gia đang tìm cách siết chặt quản lý công nghệ để đảm bảo quyền lợi cơ quan báo chí trong nước. Tương lai ngành báo chí Thế giới sẽ có những ngã rẽ mới, báo chí và các tập đoàn công nghệ cần mối quan hệ cộng sinh để cùng phát triển.

12 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông / Nguyễn Trần Bảo Trân, Nguyễn Thị Bích Thủy, Đặng Phúc Sinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 70-78 .- 658

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn với 12 quản lý khách sạn và phân tích nội dung với công cụ InfraNodus, 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử dụng CNTT và truyền thông đã được xác định. Trong đó áp lực từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng CNTT và truyền thông của các khách sạn. Trên cơ sở kết quả , bài viết đưa ra những hàm ý để cải thiện việc sử dụng CNTT và truyền thông đối với các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng.

13 Tổng quan về hệ thống điều khiển tàu dựa trên truyền thông / Trịnh Lương Miên, Đặng Minh Tú // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 227 .- Tr. 51-54 .- 621

Sự cần thiết của điều khiển tàu tự động; Cấu trúc hệ thống ATC dựa trên truyền thông CBTC (ATC/CBTC); Đặc điểm nổi bật của hệ thống ATC dựa trên CBTC và đóng đường di động; Kết luận.

14 Truyền thông trên internet đáp ứng nhu cầu của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam / Phan Hồng Mai, Trần Thanh Hải // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 497 .- Tr. 57-65 .- 658

Dựa trên dữ liệu từ 927 bảng câu hỏi đối với sinh viên tại 5 trường đại học, áp dụng kỹ thuật hồi quy thứ bậc, phân tích nhân tố và hồi quy nhị phân, kết quả cho thấy truyền thông của trường đại học tại VN chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên, dẫn đến một bộ phận sinh viên không hài lòng và không trung thành với trường đại học; qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế, tăng cường truyền thông của trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

15 Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi-Rubella cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi, nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội / Đỗ Thị Thanh Toàn, Vũ Bích Diệp, Dương Thị Hồng // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 123-131 .- 610

Tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi – Rubella cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi và nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội.

16 Vai trò lãnh đạo thiên niên kỷ của Mahatma Gandhi / Shobhana Radhakrishna // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 1 - 5 .- 895

Trình bày nội dung sau: 1. Gandhi – một nguồn cảm hứng; 2. Gandhi: Sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo ở Ấn Độ; 3. Thiết lập tiêu chuẩn trong tất cả các lĩnh vực; 4. Gandhi – Nhà truyền thông vĩ đại; 5. Những thách thức của toàn cầu hóa và Kết luận.

17 Truyền thông và marketing cho các hợp tác xã trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Thu Nga, Trần Thị Mai Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 127-129 .- 658.8

Trình bày một số thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp vận tải Biển và những nguyên tắc tái cấu trúc doanh nghiệp vận tải Biển.

18 Tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam / TS. Vũ Diệu Trung, ThS. Phí Hải Nam // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 9 (338) .- Tr. 48 – 51 .- 070.4

Phân tích tác động của phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam từ các công trình nghiên cứu: Thương mại điện tử; Nghiên cứu về việc sử dụng Internet trong trẻ em; Văn hóa điện thoại di động; Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ; Tác động của những phương tiện truyền thông đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam; Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam; Tác động của các loại hình giải trí thông qua các phương tiện truyền thông mới đến lối sống con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Một số khía cạnh của các mối quan hệ cơ bản trong gia đình người dân Hà Nội đầu thế kỷ 21.

19 Công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2) / PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằn // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 10 (339) .- Tr.36 – 39 .- 070.4

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần xác định các yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển và quản lý báo chí – truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh xã hội thông tin ở Việt Nam. Bài viết đưa ra các giải pháp chung, kiến nghị về quản lý truyền thông ở các cơ quan báo chí, kiến nghị về quản lý truyền thông trong các cơ quan tổ chức Nhà nước và khu vực phi chính phủ, kiến nghị về quản lý truyền thông trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thông.

20 Công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1) / PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 9 (338) .- Tr. 32 – 35 .- 070.4

Nghiên cứu sự biến đổi báo chí truyền thông và yêu cầu mới trong quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay, những thách thức đối với công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam.