CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tiền tệ

  • Duyệt theo:
11 Chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài / Nguyễn Thanh Thảo // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 14-18 .- 332.1

Phân tích thực trạng ngành Ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở các khía cạnh: ban hành các văn bản pháp lý về tín dụng, chính sách cho vay ký quỹ từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chính sách quản lý ngoại hối đối với kiều hối do lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về Việt Nam; đánh giá rút ra được những thành công và hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

12 Dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ: Thực tiễn các quốc gia châu Á và bài học kinh nghiệm / Trương Hoàng Diệp Hương, Đào Bích Ngọc // Ngân hàng .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 53-59 .- 332.11

Bài nghiên cứu tổng quan về dữ liệu mới phục vụ chính sách tiền tệ, thực tiễn NHTW các quốc gia châu Á, từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

13 Tiếp cận tiền kỹ thuật số tại Việt Nam và một số khuyến nghị / Nguyễn Quốc Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 88-91 .- 332.1

Tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành, được đánh giá là xu hướng phát triển mới nhưng cũng là thách thức đối với tiền tệ thế giới. Lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của tiền kỹ thuật số đối với nền kinh tế, tài chính đã cản trở sự phát triển của tiền kỹ thuật số ở nhiều quốc gia. Bài viết này tìm hiểu các vấn đề cơ bản về xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành; phân tích lợi ích và thách thức đối với việc thực thi chính sách tiền tệ; đồng thời trình bày kinh nghiệm phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ở một số quốc gia trên thế giới với Việt Nam.

14 Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển : Khảo lược và hướng nghiên cứu mới / Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh // .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 5-19 .- 332.12

Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

15 Nguồn dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ : kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam / Phạm Đức Anh, Lê Thị Hương Trà // Ngân hàng .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 60-68 .- 332.4

Tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển và ứng dụng dữ liệu mới trong điều hành chính sách tiền tệ tại một số quốc gia điển hình, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ý và Nhật Bản. Từ đó, đề xuất một số hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển và quản lí các nguồn dữ liệu mới nhằm đáp ứng có hiệu quả công tác điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

16 Chính sách tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19: Bài học và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Tường Vân, Ngô Ánh Nguyệt // Ngân hàng .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 45-53 .- 332.4

Bài viết thảo luận về tác động của các chương trình nêu trên đối với nền kinh tế, thị trường tài chính cũng như sự tác động đến phân phối lại thu nhập. Tổng hợp, đánh giá cho thấy rằng các chương trình mua tài sản của NHTW một mặt đã giúp ổn định thị trường tài chính, khởi động quá trình phục hồi kinh tế, mặt khác lại gia tăng sự chấp nhận rủi ro quá mức lên giá tài sản; gây ảnh hưởng tiêu cực đến phân phối thu nhập, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo; gây áp lực lên lạm phát.

17 Giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Phạm Vũ Thái Trà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 93-95 .- 332.04

Bài viết trao đổi về thực trạng cung ứng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này.

18 Tài chính bất động sản nhà ở và một số hàm ý chính sách tại Việt Nam / Nguyễn Tường Vân, Lê Văn Hinh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 11-18 .- 333.3

Thảo luận về tài chính bất động sản nhà ở (housing finance) tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các giai đoạn phát triển của “khung chính sách tài chính nhà ở” được tác giả sử dụng để phân tích những diễn biến của thị trường tài chính nhà ở tại Việt Nam. Dựa trên so sánh các chỉ số tài chính liên quan (chủ yếu là tín dụng ngân hàng), gắn với hành vi người tiêu dùng, hành vi doanh nghiệp liên quan và diễn biến thị trường bất động sản nhà ở, tác giả đưa ra khuyến nghị ban đầu là thị trường tài chính nhà ở trong nước cần có chính sách điều chỉnh cẩn trọng. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp liên quan, ngân hàng đang có nhiều nỗ lực đúng hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính tiền tệ, để thị trường tài chính nhà ở và thị trường tài chính phát triển bền vững, hỗ trợ lẫn nhau, chính sách tài chính tiền tệ, tài chính nhà ở cần nhất quán với nguyên tắc hài hòa lợi ích toàn xã hội, minh bạch (có thể dự đoán được, tránh bất kỳ cú sốc nào...).

19 Điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022 / Nguyễn Thị Mùi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 3+4 .- Tr. 52-57 .- 332.4

Bài viết nhìn lại việc điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022, đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra cho công tác điều hành trong năm 2023.

20 Điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với chính sách tài khóa ở Việt Nam / Hoàng Xuân Quế, Hoàng Việt Hùng, Lê Huy Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 2-10 .- 332.4

Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh biến động đột ngột và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới các năm 2020 – 2022, chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành công về điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp hai chính sách này vẫn chưa cao, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp rõ ràng, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nền kinh tế trong dài hạn. Diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác đòi hỏi cần nhịp nhàng và linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa.