CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Tố tụng--Hành chính

  • Duyệt theo:
1 Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 / Lê Thị Mơ // Luật học .- 2022 .- Số 09 .- Tr. 27-36 .- 340

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo tại Điều 218 và một số điều khoản khác có liên quan. Tuy nhiên, các quy định này còn hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho việc tìm hiểu, áp dụng thống nhất pháp luật. Từ việc phân tích quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của người kháng cáo, bài viết tập trung luận giải, chứng minh rõ các hạn chế như: Luật Tố tụng hành chính chưa quy định rõ thế nào là thay đổi, bổ sung kháng cáo không vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu, quy định về thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm khi người kháng cáo rút kháng cáo còn chồng chéo…và đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các hạn chế nêu trên.

2 Nguyên tắc bình đẳng quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính / Tạ Quang Ngọc // Nghề luật .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 37 - 43 .- 340

Bình đẳng là một trong những điểm tiến bộ của mỗi xã hội dân chủ, là mong ước, khát vọng của dân loại. Vì vậy bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc cơ bản, quan trọng không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà nó còn được thể hiện ngay trong lời mở đầu của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, bình đẳng là quyền cơ bản, quan trọng được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập và quy định trong các bản Hiến pháp, được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Ở đó, bình đẳng trước pháp luật nói chung và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được thể hiện trong các luật tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính…). Trong đó, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính là một trong những nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

3 Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính / Lê Thị Mơ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 15 (415) .- Tr.17 – 23 .- 340

Bài viết cung cấp thông tin làm rõ các điểm hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Tố tụng hành chính hiện hành về thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính, và các kiến nghị hoàn thiện.

4 Bình luận án: Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính / Lê Thu Thảo // .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 51 – 56 .- 340

Xác định đối tượng khởi kiện là bước đầu tiên và quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hành chính. Việc nhận diện một quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện hay không phải đảm bảo tuân theo các quy định pháp luật của Luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy, vẫn còn tồn tại tình trạng lúng túng, sai sót trong áp dụng pháp luật luật tố tụng hành chính, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện. Trong bài viết này, tác giả bình luận về việc xác định đối tượng khởi kiện hành chính, qua vụ việc cụ thể nhằm góp phần rút ra được một số kinh nghiệm khi tham gia, giải quyết vụ án hành chính.

5 Tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính / Mai Hà // Luật sư Việt Nam .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 22 – 24 .- 340

Tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, điển hình là việc không ít các vụ kiện người đại diện không tham gia phiên tòa theo triệu tập của tòa án; số lượng bản án hành chính đã có hiệu lực chưa được thi hành ngày càng tăng qua các năm.

6 Một số khía cạnh liên quan đến quyết định hành chính bị kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính hiện hành / Hoàng Quốc Hồng // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 92-98 .- 340

Bài viết bàn về các khía cạnh liên quan đến quyết định hành chính và một số bất cập của các quy định pháp luật về quyết định hành chính đối tượng bị kiện và hướng hoàn thiện.

7 Công bằng và vai trò của việc bảo đảm nguyên tắc công bằng trong tố tụng hành chính ở Viêt Nam / Nguyễn Thị Thuỷ // Nghề luật .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 50 – 55 .- 340

Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của nguyên tắc công bằng trong tố tụng hành chính, bài viết phân tích và chỉ rõ vai trò của bảo đảm công bằng trong tố tụng hành chính, từ đó khẳng định bảo đảm nguyên tắc công bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giải quyết vụ án hành chính tại toà án nhân dân giai đoạn hiện nay.

8 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính / Nguyễn Mạnh Hùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 9 – 14 .- 340

Nêu lên quan niệm về trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính; Trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành và giải pháp hoàn thiện.

9 Một số nguyên tắc đánh giá chứng cứ trong tố tụng tranh tụng và kiến nghị cho Việt Nam / Võ Minh Kỳ // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 3 (359) .- Tr. 22-29 .- 340

Phân tích sự cần thiết của việc áp dụng các nguyên tắc đánh giá chứng cứ và trình bày một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phiên tòa tranh tụng tại Việt Nam.

10 Thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của tòa án trong tố tụng hành chính / Nguyễn Mạnh Hùng // Luật học .- 2017 .- Số 10 (209) .- Tr. 29-36 .- 340

Phân tích, đánh giá những hạn chế về nội dung và cách thức thực hiện thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015.