CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiến pháp--Việt Nam

  • Duyệt theo:
11 Hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 / Lê Minh Tâm // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 3 - 13 .- 340

Bài viết phân tích lí luận và thực tiễn về cơ chế bảo vệ hiến pháp Việt Nam; đề xuất, kiến nghị các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, định huướng đến năm 2045.

12 Quyền sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013 và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản / Lê Vũ Giang // Luật học .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.27 - 41 .- 346

Quyền sở hữu tài sản là quyền dân sự cơ bản của con người. Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân. Việc luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất về quyền tài sản là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết phân tích quá trình hình thành, xu hướng phát triển của Hiến pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản; đánh giá thành tựu, thách thức của pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với tài sản.

13 Vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần hiến pháp 2013 / Nguyễn Văn Tuân // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.26 - 30 .- 340.9

Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bình đẳng, công bằng trong hoạt động tư pháp, trong đó có quyền bào chữa được bảo đảm. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của người bị buộc tội và thực trạng vai trò của người Luật sư trong việc bào chữa cho người bị buộc tội. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

14 Hoàn thiện cơ chế bảo đảm hoạt động tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa / Nguyễn Văn Tuấn // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.31 - 32 .- 342.59702

Bảo đảm tranh tụng trong hoạt động xét xử là nguyên tắc cốt yếu của tư pháp được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án phải bảo đảm các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong tranh tụng, trong đó bảo đảm các quyền của Luật sư. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn một số vấn đề ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng của Luật sư tại các phiên tòa.

15 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hiến pháp Trung Quốc 1954 và hiến pháp Việt năm 1959 / Trần Thị Hoa, Chử Đình Phúc // .- 2021 .- Số 8(240) .- Tr. 71-82 .- 327

Bài viết thông qua so sánh bối cảnh ban hành, hình thức cấu trúc và nội dung để làm sang tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hiến pháp Trung Quốc 1954 và hiến pháp Việt năm 1959.

16 Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp / Nguyễn Dăng Dung, Vũ Thành Cự // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 5 - 11 .- 340

Những năm gần đây, trên các diễn đàn khoa học, chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến được bàn luận nhiều, nhưng thực ra chủ nghĩa này có mối quan hệ mật thiết với pháp quyền. Trong bài viết này, các tác giả phân tích mối quan hệ khăng khít giữa nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp/chủ nghĩa hợp hiến.

17 Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật / Tô Văn Hòa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.3 – 10 .- 340

Thượng tôn pháp luật là một thuộc tính không thể thiếu và là yếu tố cốt lõi nhất của bất cứ mô hình nhà nước pháp quyền (NNPQ) nào cho dù là mô hình trong lý luận hay mô hình trong thực tiễn. Một đất nước không thể có NNPQ đúng nghĩa nếu trên đất nước đó không có sự thượng tôn pháp luật mà trước tiên là tính tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã có những quy định mới thể hiện được sự phát triển khá rõ nét trong tư tưởng và trong nhận thức về tính tối thượng của Hiến pháp và thượng tôn pháp luật ở Việt Nam.

18 Đổi mới quy trình lập pháp hiện hành theo Hiến pháp năm 2013 / Trần Ngọc Đường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 13 (389) .- Tr. 29 – 34 .- 340

Qua 4 năm thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 cho thấy, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã có chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản pháp luật đã được nâng cao hơn, nhiều văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đối chiếu với những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013, có thể thấy Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 còn có khiếm khuyết như: Các quy định của Luật về phân công, phối hợp trong hoạt động lập pháp không phù hợp, chưa thể hiện đầy đủ vai trò của Nhân dân trong hoạt động lập pháp; kiểm soát ủy quyền lập pháp chưa được quy định chặt chẽ để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của lập pháp ủy quyền. Vì vậy, việc hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đang được đặt ra cấp thiết.

19 Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Lê Thị Minh Thư // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 9-14 .- 340

Trong bài viết này, tác giả tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013. Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 được trình bày trên ba phương diện chính: Một là, mối quan hệ trong tổ chức và thành lập; Hai là, mối quan hệ trong hoạt động; Ba là, mối quan hệ trong việc kiểm soát quyền lực giữa lập pháp và hành pháp.

20 Một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội / Mai Thị Mai // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 14-19 .- 340

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh một cách chính thức hiện nay chỉ trao duy nhất cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng trên thực tế rất ít khi chủ thể này sử dụng quyền giải thích của mình. Điều này đưa đến những bất cập trên thực tế cũng như đặt ra câu hỏi cho vấn đề trong khía cạnh lý luận. Vậy, thẩm quyền này trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ bao giờ? Lý do tại sao lại trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không phải là một cơ quan khác trong bộ máy nhà nước? Bài viết đề cập đến một số vấn đề về thẩm quyền giải thích hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.