CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Chính trị

  • Duyệt theo:
11 Châu Phi và cuộc xung đột Nga - Ukraine / Võ Minh Tập // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 7 (262) .- Tr. 32-40 .- 327

Phân tích lập trường, quan điểm của các nước châu Phi về cuộc xung đột Nga – Ukraine; các hệ lụy mà châu Phi gặp phải từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và vai trò của cộng đồng quốc tế và ngay chính bản thân châu Phi trong hành động để cứu nguy cho châu Phi, tháo gỡ các điểm nghẽn do cuộc xung đột này gây ra.

12 Pháp luật về hợp tác xã tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm xây dựng pháp luật cho Việt Nam / Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 8 (293) .- Tr. 24-34 .- 340

Nghiên cứu một cách tổng quan về hợp tác xã, tình hình phát triển hợp tác xã tại Hoa Kỳ và cách thức xác lập địa vị pháp lý, cũng như khung pháp luật điều chỉnh hợp tác xã. Từ đó, rút ra các vấn đề có khả năng áp dụng vào thực tiễn xây dựng pháp luật hợp tác xã tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay.

13 Mối đe dọa của biến đổi khí hậu với an ninh quốc tế / Hồ Diệu Huyền, Trịnh Việt Dũng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 1 (197) .- Tr. 52-60 .- 327

Chỉ ra một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với an ninh con người như: khan hiếm nguồn nước, thiếu lương thực, di cư không kiểm soát và bạo lực nội bộ. Nêu ra quan điểm về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với khả năng xảy ra căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia về tài nguyên thiên nhiên. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề đói nghèo.

14 Quan hệ chính trị giữa hai bờ eo biển Đài Loan trước thềm Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc / Vũ Thùy Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 8(258) .- Tr. 03-12 .- 327

Trung Quốc gia tăng động thái mạnh mẽ với Đài Loan. Chính quyền Đài Loan tiếp tục tỏ rõ lập trường ly khai, tách Đài Loan khỏi Trung Quốc. Điều này khiến quan hệ chính trị giữa hai bờ eo biển trước thềm Đại hội XX ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự, đe dọa đến hòa bình, ổn định định trong khu vực. Bài viết tập trung vào những vấn đề nổi bật trong quan hệ hai bờ 6 tháng đầu năm 2022, xu hướng phát triển và tác động của những vấn đề này đối với khu vực.

15 Sáng kiến an ninh toàn cầu: nước đi mới của Trung Quốc trên bàn cờ địa chính trị / Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Văn Quân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(129) .- Tr. 27-46 .- 327

Bài viết lập luận GSI thể hiện nhiều bước chuyển mới trong nhận thức của lãnh đạo Trung Quốc về an ninh trước những biến động khó lường của tình hình quốc tế. Điều này hàm ý trực tiếp đến vấn đề tranh chấp biển đông, nơi Trung Quốc vừa muốn kiểm soát, lại vừa muốn xây dựng giải pháp hòa bình mới với tư cách một nước lớn có trách nhiệm gạt bỏ dần sự can dự và ảnh hưởng của Mỹ.

16 Thái độ của Anh đối với cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) / Nguyễn Thị Mai // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 3(258) .- Tr. 56-64 .- 327.101

Làm rõ quan điểm và quá trình Anh giúp Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, thái độ của Anh trong Hội nghị Geneve và lý giải vì sao Anh thay đổi về cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

17 Đánh giá tác động của xung đột quân sự Nga – Ukraine đến kinh tế thế giới và Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Hoàng Xuân Trung, Nguyễn Bích Thuận // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 3(258) .- Tr. 25-33 .- 327

Trình bày các biện pháp ứng phó kịp thời với sự gia tăng của giá năng lượng, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu; từ đó nhằm kiểm soát giá cả hàng hóa nói chung, tránh nguy cơ lạm phát kép. Ngoài ra, bên cạnh những tác động tiêu cực, cần theo dõi, nhận diện và tận dụng những cơ hội cho kinh tế trong nước có lợi thế về xuất khẩu hay đón các luồng đầu tư mới từ EU vào Việt Nam.

18 Thực trạng và xu thế quan hệ chính trị - an ninh Campuchia - Mỹ / Dương Văn Huy, Trần Thị Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 5(290) .- Tr. 15-25 .- 327

Cung cấp thực trạng quan hệ chính trị - an ninh giữa Campuchia và Mỹ trong những năm gần đây, đồng thời cũng đưa ra đánh giá về xu hướng quan hệ chính trị - an ninh giữa hai nước trong thời gian tới.

19 Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh / Nguyễn Cảnh Huệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 1(210) .- Tr. 1-8 .- 327

Phân tích và làm rõ mối quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2021. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có truyền thống hữu nghị lâu đời, ngày càng tốt đẹp và đặc biệt phát triển nhanh chóng kể từ sau Chiến tranh lạnh.

20 Quan hệ chính trị - ngoại giao Thái Lan – Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (2019-2021) / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 11(108) .- Tr. 60-66. .- 327

Phân tích quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu để làm rõ vị trí và nhu cầu hợp tác của hai nước, từ đó nhận diện sự tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao, sự tác động tới quan hệ kinh tế nhằm khẳng định mối quan hệ tin cậy và khăng khít của Thái Lan – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.