CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: An toàn Thông tin

  • Duyệt theo:
1 Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng / Phạm Tiến Dũng // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 19-21 .- 332

Trong bối cảnh phát triển sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, xu hướng chuyển dịch các giao dịch theo phương thức truyền thống sang môi trường điện tử gia tăng. Khách hàng được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tiện ích, hiện đại và tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ số hóa mang lại, xu hướng gia tăng của các tội phạm mạng cũng đặt ra những thách thức về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và nhận biết, xác minh chính xác thông tin khách hàng. Nhận thức rõ các vấn đề trên, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, tích cực triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư quốc gia phục vụ chuyển đổi số ngân hàng một cách thực chất, hiệu quả đi cùng với chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn.

2 Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Lân, Tô Thị Hồng Anh, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 26-33 .- 332

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô. Ổn định tài chính là nền tảng cho phát triển bền vững ở các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ổn định tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch. Bài viết đề cập tổng quan về chính sách ATVM, thực trạng thực thi chính sách ATVM tại Việt Nam, đồng thời cập nhật những khoảng trống và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả chính sách ATVM tại Việt Nam.

3 Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam / Thanh Nguyên // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 81-85 .- 332.12

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đang quản lí Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng, trên cơ sở cập nhật định kì, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lí thông tin tự động, tiên tiến. Năm 2023, với vai trò là đầu mối xây dựng và triển khai hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), CIC đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; tiếp tục khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam.

4 Bằng chứng không tiết lộ tri thức và ứng dụng trong an toàn thông tin / Nguyễn Văn Nghị, Hà Như Tuấn, Lại Thị Thu Vân // An toàn Thông tin .- 2023 .- Số 3 (073) .- Tr. 30 - 33 .- 004

Bằng chứng không tiết lộ trí thức (Zero-Knowledge Proofs - ZKP) là một dạng kỹ thuật mật mã được công bố từ thập niên 90 của thế kỷ trước, công nghệ mật mã này cho phép xác minh tính xác thực của một phần thông tin mà không tiết lộ chính thông tin đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ZKP mới được đưa vào ứng dụng nhiều trong hệ thống công nghệ thông tin. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về khái niệm, tính chất, cách thức phân loại và một số ứng dụng phổ biến của ZKP trong an toàn thông tin.

5 Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử tại Việt Nam : nhìn từ góc độ pháp lý / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2020 .- Số 16 .- Tr. 30-33 .- 332.12

Khái quát về hoạt động ngân hàng điện tử; những thách thức liên quan đến bảo đảm an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử; các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử tại Việt Nam.

6 Sự cần thiết phải xây dựng chính sách đảm bảo an toàn thông tin mạng / Chu Văn Quang // .- 2019 .- Số 1+2(718-719) .- Tr.31-34 .- 004

Nêu lên sự cần thiết phải xây dựng chính sách đảm bảo an toàn thông tin mạng vì hệ thống giám sát an toàn thông tin (ATTT) cho phép thu thập, chuẩn hóa, lưu trữ và phân tích tương quan toàn bộ các sự kiện ATTT được sinh ra trong hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của tổ chức. Hệ thống này sẽ phát ehienej kịp thời các tấn công mạng, các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của các thiết bị, ứng dụng và dịch vụ trong hệ thống; phát hiện kịp thời sự bùng nổ virus trong hệ thống mạng, các máy tính bị nhiễm mã dộc, các máy tính bị tình nghi là thành viên của mạng máy tính ma (botnet).

7 Quản trị an toàn thông tin / Cao Huy Phương // Thông tin và Truyền thông .- 2018 .- Số 555 (745) .- Tr. 45 – 50 .- 005

Trình bày khái quát quản trị là gì, các nội dung, các nguyên tắc và các quy trình quản trị an toàn thông tin.

8 Điện toán sương mù: Những thách thức về an toàn thông tin / Đào Như Ngọc, Trần Quang Diệu // .- 2017 .- Kỳ 1 (Số 11) .- Tr. 9 - 12 .- 004

Trình bày những thách thức chính về an toàn thông tin mà điện toán sương mù hiện đang phải đối mặt.

10 Lời giải cho vấn đề an ninh thông tin trong kỷ nguyên IoT / Hoàng Thị Phương, Thu Thủy // Thông tin và Truyền thông .- 2017 .- Kỳ 1 (Số 11) .- Tr. 30 - 33 .- 004

Đánh giá thị trường IoT, những nguy cơ tiềm ẩn và những giải pháp để đảm bảo an toàn trong kỷ nguyên IoT.