CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Xác định thẩm quyền tài phán trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và bài học cho Việt Nam/ / Trần Thị Thu Phương // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 64-79 .- 340

Vấn đề xác định thẩm quyền tài phán luôn là mối quan tâm đối với các quốc gia. Từ nhiều thế kỉ nay, quan niệm truyền thống về thẩm quyền tài phán luôn gắn với yếu tố lãnh thổ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của thương mại điện tử, việc xác định thẩm quyền tài phán của tòa án quốc gia dường như không còn đơn giản, khi trong không gian mạng không tồn tại khái niệm lãnh thổ. Do vậy, việc sử dụng yếu tố lãnh thổ để xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia trong không gian mạng nói chung và trong giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử xuyên biên giới nói riêng cần phải được xem xét lại. Bên cạnh đó, việc tìm ra yếu tố kết nối khác là vấn đề đặt ra đối với tất cả các quốc gia. Bài viết giới hạn nghiên cứu ở thẩm quyền xét xử của toà án đối với các vụ việc phát sinh từ hoặc có liên quan đến các giao dịch với người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Trên cơ sở phương pháp so sánh luật học, bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và kinh nghiệm của Liên minh châu Âu để đưa ra một số gợi ý tham khảo cho Việt Nam.

2 Trọng tài Gafta – Những điểm khác biệt với trọng tài thông thường / Hồ Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 23-31 .- 346.5970702632

Các tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán ngũ cốc và thức ăn gia súc giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài thường được giải quyết tại trọng tài Gafta. Trọng tài Gafta có nhiều đặc thù khác biệt với cách hiểu thông thường về trọng tài. Bài viết so sánh toàn diện về trọng tài Gafta với một số tổ chức trọng tài trong và ngoài nước, từ đó rút ra những điểm cần lưu ý về thủ tục tố tụng, cách tiếp cận luật nội dung của trọng tài viên Gafta.

3 Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến thông minh để bảo vệ người tiêu dùng ASEAN / Trần Việt Dũng // .- 2022 .- Số 08(156) .- .- 346.066

Sự bùng nổ khoa học công nghệ và đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua thúc đẩy sự phát triển của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây có thể là mô hình mà Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể xem xét phát triển để thúc đẩy cơ chế bảo vệ người tiêu dùng ASEAN trong kỷ nguyên số hóa.

4 Các tranh chấp thương mại : thực trạng và những vấn đề đặt ra / Hoàng Tùng // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.5-8 .- 346.5970702632

Bất kỳ quan hệ xã hội nào đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp thương mại cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại. Mỗi loại tranh chấp thương mại đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có sự liên quan về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực hiện hoạt động thương mại,… Phân loại tranh chấp thương mại là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau, cần thiết phải có điều luật chính thức phân loại tranh chấp thương mại..

5 Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại / Nguyễn Quang Anh // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.15-19 .- 346.5970702632

Tranh chấp thương mại hiện nay là tranh chấp xảy ra cực kỳ phổ biến và phức tạp bởi vấn đề thường không chỉ nằm trong lĩnh vực thương mại mà còn liên quan tới nhiều lĩnh vực khác như đất đai, hành chính, thừa kế, hôn nhân gia đình... Điều đó đòi hỏi người Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà còn cần vận dụng rất nhiều kỹ năng như đối thoại, hòa giải, thương lượng… và kỹ năng tranh tụng. Tất cả những kỹ năng nêu trên thường được gọi chung là kỹ năng khi giải quyết tranh chấp thương mại của Luật sư.

6 Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án trong tranh chấp thương mại / Châu Huy Quang // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.23-36 .- 346.5970702632

Cơ chế “tài trợ của bên thứ ba” (third party funding/TPF) là một trong những cơ chế tài chính pháp lý nhận được sự quan tâm từ cộng đồng luật và trọng tài quốc tế. TPF được thiết kế nhằm cho phép một bên thứ ba - không phải bên liên quan trực tiếp trong vụ kiện (tại tòa án hoặc trọng tài) - tham gia cấp tài chính cho một bên nguyên đơn hoặc bị đơn vốn không có đủ nguồn lực theo đuổi vụ kiện của mình. Tuy nhiên, hiện chưa có một cách hiểu thống nhất về cơ chế TPF. Một số học giả xem TPF là một thương vụ đầu tư tài chính, cho vay thương mại, số khác xem TPF như một dạng hợp đồng bảo hiểm tài chính. Hiện nay, định nghĩa về TPF vẫn đang được nghiên cứu phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Bài viết phân tích, làm rõ những khái niệm và cung cấp một số thông tin liên quan đến TPF.

7 Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam sau 26 năm phát triển / Nguyễn Mai Linh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 39 - 47 .- 340

Sau 26 năm hình thành và phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (Word Trade Orgnaization – WTO) đã đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi WTO cần sớm hoàn thiện cơ chế này.

8 Phán quyết và thực thi phán quyết trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: SO sánh EVIPA và các hiệp định đầu tư khác / Trịnh Hải Yến, Vũ Thùy Dương // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.94 – 105 .- 340

Bài viết xem xét các quy định về phán quyết và vấn đề thực thi phán quyết trong tranh chấp đầu tư quốc tế trên phương diện các điều ước quốc tế và các quy định nội luật của Việt Nam, từ đó nhận thấy đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề thực thi phán quyết ISDS chủ yếu chỉ được điều chỉnh bởi công ước New York 1958 trong khi quy định luật pháp quốc gia vẫn chưa rõ ràng.

9 Xây dựng nền tảng hòa giải trực tuyến ở châu Âu và một số đề xuất cho Việt Nam / Hà Công Anh Bảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 4 (235) .- Tr. 40 - 47 .- 340

Giới thiệu về hòa giải trực tuyến; Cách xây dựng và triển khai hòa giải trực tuyến của châu Âu; Một số đề xuất cho Việt Nam.