CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đổi mới sáng tạo

  • Duyệt theo:
31 Lược sử phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và vai trò của chính sách nhà nước / Trần Thị Hồng Liên // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 157 .- Tr. 107-116 .- 330

Nghiên cứu khái quát tiến trình phát triển của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam từ trạng thái tự phát sơ khởi đầu thế kỷ 21 cho tới ngày nay; Khái quát năm 2021 của hệ sinh thái khởi nghiệp được xây dựng nhờ dữ liệu và mức độ đóng góp của chính sách được làm rõ. Phần kết nêu lên đóng góp và những hạn chế của bài viết.

32 Tác động của việc áp dụng các hình thức đổi mới sáng tạo đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ, Việt Nam / Trần Thị Bạch Yến, Nguyễn Mai Như Cẩm, Trần Thị Ánh Phương // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 155 .- Tr. 97-116 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ nhận thức khá rõ vai trò và lợi ích của đổi mới sang tạo, đa phần các loại hình đổi mới đều có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, riêng đổi mới tiếp thị là không làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh cải thiện. Tuy nhiên, kết quả đạt được là phù hợp với thực tế do đổi mới sang tạo vẫn còn là một khái niệm mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý quản trị tác động của đổi mới với việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

33 Tác động của đổi mới sáng tạo đến doanh số và kim ngạch xuất khẩu / Nguyễn Minh Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- Tr. 32-42 .- 658

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm chứng tác động của đổi mới quy trình đến đổi mới sản phẩm, doanh số và kim ngạch xuất. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu nghiên cứu gồm 201 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy đổi mới quy trình có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm. Doanh số/kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có “quy trình mới so với ngành” hoặc “sản phẩm mới so với thị trường” lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không có đổi mới sáng tạo. Kết quả nghiên cứu chỉ những khác biệt cao về cấp độ đổi mới sáng tạo tạo ra sự khác biệt đáng kể về kim ngạch xuất khẩu và doanh số.

34 Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo : chìa khóa vàng nâng cao năng suất / Nguyễn Thị Lê Hoa, Nguyễn Thế Anh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 4-6 .- 300

Khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước ta đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. KH&CN gắn bó với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành, lĩnh vực. Một trong những điểm sáng nổi bật của hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong những năm qua là sự thăng hạng trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO.

35 Đổi mới công nghệ ở Việt Nam : đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và một số khuyến nghị / Vũ Văn Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 7-10 .- 330

Nhằm cung cấp ý tưởng cho các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo đầu ngành của Việt Nam trong việc đưa ra quyết định đầu tư cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đổi mới và sáng tạo công nghệ là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự lãnh đạo quyết liệt cùng thể chế mạnh là chìa khóa để Việt Nam năm bắt những cơ hội này và tháo gỡ những nút thắt để tiếp tục phát triển kinh tế.

36 Đổi mới sáng tạo : một số vấn đề cần quan tâm / PGS. TS. Trần Ngọc Ca // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 11-13 .- 330

Trình bày kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia ở một số nước, thực trạng ĐMST của Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐMST ở nước ta trong thời gian tới. Bài học chính sách ở đây là các nước đang phát triển như Việt Nam cần ưu tiên bảo vệ lợi ích của người nghèo với việc xây dựng một hệ thống ĐMST mang tính bao trùm và hướng tới phát triển bền vững, với nhiều hơn số doanh nghiệp và lực lượng lao động có thể tham gia vào các hoạt động ĐMST. Các chính sách cần tập trung hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, năng lực điều hành, quản trị sản xuất, thiết kế, biến tri thức sẵn có thành những giá trị mới.

37 Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khu vực phía Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 14-17 .- 330

Cung cấp bức tranh khái quát về thực trạng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp khu vực phía Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị sát thực và khả thi. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB) là khu vực có vị thế, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, đà tăng trưởng của khu vực này đang có dấu hiệu chững lại do phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng hạn, mặn, sạt lở, ngập lụt, triều cường, ô nhiễm môi trường… và gần đây nhất là đại dịch Covid-19. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới, khu vực phải xây dựng và định hình được các mô hình phát triển mới dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), trong đó doanh nghiệp là trung tâm.

38 Định vị tổ chức trung gian của thị trường KH&CN trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo / Phạm Đức Nghiệm, Tạ Bá Hưng, Nguyễn Hữu Xuyên // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 10-13 .- 658

Làm rõ sự cần thiết phải khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang đẩy nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, theo hướng chuyển hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vì tập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức như hiện nay. Sự nổ lực của bên cung trong việc đưa hàng hóa KH&CN tới bên cầu và việc cố gắng tìm kiếm, lựa chọn của bên cầu về tiếp nhận, ứng dụng hàng hóa KH&CN thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh là những hoạt động thiết yếu nhưng chưa đủ để mang lại giá trị gia tăng cao. Lý do là bởi hàng hóa KH&CN có tính phức tạp, đặc thù và điều này dẫn tới sự hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đủ mạnh của thị trường KH&CN để hỗ trợ thương mại hóa, kết nối cầu – cung.

39 Hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp / Hoàng Văn Cương, Đinh Hải Hà, Nguyễn Xuân Toản // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 14-15 .- 330

Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp trên các phương diện: mô hình kinh doanh mới, môi trường kinh doanh, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 Việt Nam đang hướng tới trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác phải huy động được sự đóng góp nhiều hơn nữa của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), đặc biệt là hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Thời gian quan, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng năng lực ĐMST nhìn chung còn yếu. Nguyễn nhân chủ quan là chủ trương, chính sách phát triển kinh tế sáng tạo chưa được thể hiện rõ nét, chưa có chiến lược tổng thể và liên tục trong gian đoạn đủ dài, chưa có cách tiếp cận phù hợp.

40 Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới / Bùi Thị Thu Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 31-33 .- 327

Trình bày lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo tại khu vực ASEAN để biến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia phát triển đã khiến cho cơ chế, chính sách của các quốc gia cũng như các khu vực cần có sự điều chỉnh, đặc biệt với khu vực ASEAN. Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 vì vậy trở thành ưu tiên thực hiện của các quốc gia thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19.