CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiền ảo

  • Duyệt theo:
1 Hoà giải trực tuyến trên nền tảng hợp đồng thông minh: Triển vọng cho giao dịch tiền ảo tại Việt Nam / Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 48 – 61 .- 340

Blockchain, được biết đến là công nghệ đứng sau hầu hết các loại tiền điện tử, có các ứng dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực mà một trong số đó là giải quyết tranh chấp. Với sự trợ giúp của các hợp đồng thông minh, các giao thức xử lý thông tin và tìm kiếm giải pháp dựa trên lý thuyết trò chơi, tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các bên và có khả năng tự thực thi trên blockchain. Phương thức hoà giải dựa trên nền tảng này không chỉ đưa ra những khái niệm mới về thượng tôn pháp luật, tiếp cận công lý trong kỷ nguyên số, mà còn tỏ ra ưu việt hơn cơ chế hòa giải truyền thống về mặt khuyến khích đàm phán và thực thi. Đây cũng là ứng dụng nhiều tiềm năng để quản lý rủi ro và giải quyết tranh chấp về giao dịch tiền ảo tại Việt Nam - một thị trường ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế.

2 Thị trường giao dịch tiền ảo và chính sách đảm bảo an toàn chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tiền tệ / Ngô Quế Lân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 119 – 122 .- 658

Sự bùng của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã tác động đến thị trường tài chính thế giới không chỉ ở các giải pháp công nghệ, mà còn tạo nên các sản phẩm được truyền thông gọi là “tiền ảo - tiền số. Dựa trên lý luận về lịch sử ra đời và bản chất tiền tệ mà Karl Marx đưa ra, có thể thấy bản chất của tiền ảo như Bitcoin thực ra chỉ là cuộc chơi sản phẩm số từ công nghệ dữ liệu chuỗi (blockchain). Theo đó, “tiền ảo - tiền số không thể trở thành giải pháp thay thế cho đồng tiền pháp định do các ngân hàng trung ương phát hành. Trên cơ sở lập luận này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường giao dịch tiền ảo cũng như đảm bảo an toàn chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

3 Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo / Cao Xuân Phong // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 11 – 16 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain)... và việc ứng dụng các công nghệ này đã làm xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới, chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, trong đó có tài sản ảo, tiền ảo. Việc phát hành, lưu thông, trao đổi các loại tài sản ảo, tiền ảo ngày càng được mở rộng về quy mô, phạm vi ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tài chính, pháp lý, các chính phủ và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên về mặt pháp lý, việc “định danh”, ghi nhận các loại tài sản này, khả năng tham gia giao dịch của mỗi loại tài sản đang còn có những khoảng trống hoặc được quy định tương đối phức tạp, thiếu thống nhất. Bài viết phân tích những khái niệm và đặc điểm của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại hình tài sản này.

4 Công nhận tiền ảo: Những vấn đề pháp lý cần đặt ra / Ngô Ngọc Diễm, Trần Thị Diên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 17 – 20 .- 340

Tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành quy định pháp luật toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo... Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản...).

5 Tiền ảo và tiền mã hóa trong kỷ nguyên kỹ thuật số / Nguyễn Văn Hiệu // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 226 .- Tr. 5-7 .- 332.1

Bài viết này làm rõ bản chất và cách phân biệt của các loại tiền nói chung và tiền kỹ thuật số nói riêng hiện nay trên thị trường. Lời khuyên cho các nhà đầu tư cá nhân là: cần phân biệt rõ tiền ảo, tiền thật, tiền kỹ thuật số pháp định và tiền kỹ thuật số tự phát nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia vào thị trường này.

6 Elon Musk và những “phép thuật” biến hóa thị trường tiền ảo Bitcoin, Dogecoin... / Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 120-121 .- 332.4

Nếu như trong vòng một năm trở lại đây, chỉ với một dòng thông báo của tỷ phú Elon Musk trên trang cá nhân Twitter, đã khiến thị trường tiền ảo số 1 thế giới sôi động, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Thì bây giờ cũng chỉ với một thông báo của ông về việc Tesla dừng nhận thanh toán bằng Bitcoin đã tạo nên cơn địa chấn với thị trường tiền ảo. Khổng chi Bitcoin, mà hàng loạt đồng coin đã lao dốc không phanh.

7 Tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 84-86 .- 332.1

Những năm gần đây, trên thế giới, thị trường tiền ảo phát triển một cách mạnh mẽ và là mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tại Việt Nam, thời gian qua cũng nở rộ hoạt động giao dịch tiền ảo, thậm chí còn biến tướng theo mô hình kinh doanh đa cấp, gây ra những thiệt hại cho các nhà đầu tư cá nhân. Điểm lại những vụ sụp đổ của sàn tiền ảo trong nước, bài viết trao đổi về những hệ lụy, cũng như nỗ lực của cơ quan quản lý và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động đầu tư kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo tại Việt Nam trong thời gian tới.

8 Nhận diện tiền mã hóa, pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa / Lê Hồng Thái // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 43 - 50 .- 340

Hiện nay, vấn đề tiền mã hóa đang được nhiều người quan tâm với nhiều tên gọi khác nhau (tiền ảo, tài sản mã hóa …). Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế cũng như một số nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả trình bày làm rõ bản chất của tiền mã hóa, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa và đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện các quy định này.

9 Tiền ảo và vấn đề xây dựng khung phổ pháp lý quản lý tiền ảo tại Việt Nam / Lê Vũ Nam // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 150 - 153 .- 658

Bài viết làm rõ bản chất của tiền ảo trên cơ sở đối chiếu với bản chất, chức năng và các nguyên tắc phát hành, lưu thông của tiền tệ truyền thống, qua đó, đưa ra những gợi ý về vị trí pháp lý của tiền ảo và kiến nghị hướng xây dựng khung pháp lý về tiền ảo cho Việt Nam.

10 BITCOIN, LIBRA tiền thuật toán thách thức tư duy chính sách / ThS. Phạm Xuân Hoè // .- 2020 .- Số 540+541 .- Tr. 56-61 .- 332.4

Phân tích cụ thể khái niệm của tiền thuật toán, đặc biệt với hai đồng tiền thuật toán là Bitcoin và Libra, bài viết đánh giá sự ảnh hưởng của tiền ảo/ tiền thuật toán nói chung đến tư duy chính sách của các nhà quản lý ở Việt Nam.