CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ--Việt Nam - Nhật Bản

  • Duyệt theo:
11 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới / TBTĐCSVN. Nguyễn Phú Trọng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Số 4 (103) .- 327

Những dấu ấn quan hệ hai nước Việt Nam – Nhật Bản trong lịch sử, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện nay. Vì một châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. Triển vọng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

12 Hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản / PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 85-103 .- 327

Nghiên cứu những hình thức ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản – một trong số đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản và đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần làm cho hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam – Nhật Bản đạt hiệu quả hơn nữa.

13 Tác động của hiệp định AJCEP tới quan hệ kinh tế Việt nam – Nhật Bản / Phương Ánh // Tài chính .- 2014 .- Số 9(599) tháng 9 .- Tr. 62-64 .- 327.597052

Tác động của AJCEP tới thương mại và đầu tư Việt nam – Nhật Bản; Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.

14 Hợp tác Việt – Nhật dưới góc nhìn thời và thế: Những bài học rút ra cho sự phát triển hợp tác của hai bên trong tương lai / PGS. TS. Trần Thị Thu Lương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 6 (160)/2014 .- Tr. 19-26. .- 324

Bài viết đặt quan hệ Việt – Nhật trong dòng chảy của lịch sử, phân tích việc tận dụng được hay không các yếu tố thời cuộc, thời cơ, các yếu tố vị thế, ưu thế của hai quốc gia trong quá trình hợp tác và đưa ra những đánh giá về hiệu quả hợp tác Việt – Nhật trong 40 năm qua để từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển của hợp tác hai bên trong tương lai.

15 Khả năng và những vấn đề trong hợp tác phòng vệ Việt Nam – Nhật Bản / GS. Toshiharu Tsuboi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 3-9. .- 327

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã trải qua 40 năm phát triển không ngừng. Mặc dù vậy, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực phòng vệ của hai nước mới chỉ được đặt ra từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2007. Trong hợp tác phòng vệ của Việt Nam – Nhật Bản, vấn đề trọng tâm là hợp tác phòng vệ trên biển. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề, nhất là các vấn đề liên quan đến quan hệ đối ngoại và sự chưa đồng bộ trong cơ cấu bộ máy giữa hai bên. Bài viết cũng đưa ra những giải pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phòng vệ như mở rộng khái niệm hợp tác phòng vệ, chú trọng những biện pháp “phòng vệ ngắn hạn”, cung cấp thiết bị phòng vệ trên biển.

16 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam: vài gợi ý cho giai đoạn tới / GS. TS. Trần Văn Thọ // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 10-22. .- 327

Phân tích mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, mối quan hệ vừa có tính phổ quát của một nước đi sau tranh thủ vốn công nghệ của nước đi trước, vừa có tính đặc thù về vị trí đặc biệt của Nhật Bản trong dòng thác công nghiệp ở Đông Á.

17 Triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản / ThS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 32-37. .- 327

Trong những năm trở lại đây, số lượng lưu học sinh tại Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ do chính sách thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là số lượng lưu học sinh Việt nam tại Nhật Bản tuy còn khiêm tốn nhưng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bài viết sẽ tìm hiểu thực tế này và đánh giá triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản trong những năm tới.

18 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản truyền thống một cách nhìn từ các không gian biển / PGS. TS. Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 38-49. .- 327

Với nhiều quốc gia Châu Á, biển và các không gian văn hóa, kinh tế biển luôn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển và tạo nên những đặc tính xã hội, văn hóa của mỗi nước. Bằng cách tiếp cận lịch sử, văn hóa và cái nhìn từ biến, kết hợp với phương pháp Khu vực học, bài viết làm rõ tiến trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, những điểm đặc thù, nổi bật của mỗi giai đoạn đồng thời luận giải mối quan hệ tương tác giữa biển với lục địa, lãm rõ vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.