CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng số

  • Duyệt theo:
1 Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Hồ Thị Khánh Viên // .- 2024 .- Số 246 - Tháng 3 .- Tr. 59-64 .- 657

Nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng dựa trên thuyết tâm lý học nhận thức, để khám phá và đo lường nhận thức của khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chất lượng hệ thống bao gồm các khía cạnh: thiết kế giao diện thuận tiện và dễ sử dụng, tốc độ giao dịch nhanh, bảo mật an ninh được khách hàng đánh giá cao và có tác động mạnh đến sự hài lòng của khách hàng; tiếp theo là sự đáp ứng uy tín ngân hàng và yếu tố chất lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu, là tài liệu tham khảo và là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng giúp khách hàng hài lòng hơn, là nền tảng để khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng số lâu dài hơn.

2 Giải pháp gia tăng lợi ích ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 92-94 .- 332.12

Nghiên cứu này thảo luận xu thế phát triển ngân hàng số hiện nay trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghiên cứu thảo luận một số giải pháp phát triển ngân hàng số cho Việt Nam trong thời gian tới nhằm gia tăng các lợi ích từ ngân hàng cho người dân, nhà đầu tư, cho doanh nghiệp và đóng góp vào phát triển kinh tế nước nhà.

3 Tác động từ dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại / Phan Thị Hằng Nga, Đoàn Thị Thủy // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 79-83 .- 332.12

Nghiên cứu này phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đã sử dụng phương ước lượng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) dựa trên dữ liệu thứ cấp của 23 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch vụ ngân hàng số có quan hệ cùng chiều và có tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trong mẫu quan sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách cho các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4 Phát triển ngân hàng hợp kênh : kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam / Phạm Minh Tú // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 50-59 .- 332.12

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình ngân hàng hợp kênh tại một số quốc gia, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển ngân hàng hợp kênh tại Việt Nam trong thời gian tới.

5 Giải pháp đẩy nhanh quá trình số hóa của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Quốc Anh // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 71-74 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến ngân hàng số, tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả cho thấy, ngành Ngân hàng Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, cung cấp các dịch vụ như xác thực giọng nói, ngân hàng số sáng tạo, chi nhánh giao dịch tự động, số hóa kênh quầy, định danh điện tử (eKYC), ngân hàng hợp kênh, ngân hàng số từ ví điện tử. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các ngân hàng rất khác biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay còn gặp phải một số khó khăn, thách thức... Bài viết đưa ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình số hóa của các ngân hàng Việt Nam.

6 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 100-102 .- 332.04

Bài viết giúp hệ thống hóa các kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng số trong bối cảnh sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thấy được những lợi ích mang lại từ việc phát triển ngân hàng số. Từ thực tiễn kinh nghiệm của một số nước, bài viết chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng số là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn.

7 Phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay / Phạm Công Quân // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 28 - 34 .- 332

Bài viết khái quát chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kết quả triển khai công nghệ ngân hàng số trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán điện tử tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, đưa ra một số đánh giá. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ ngân hàng số ở Việt Nam hiện nay.

8 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng số tại các chi nhánh ngân hàng Sacombank địa bàn Hà Nội / Trần Kim Thoa // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 123-130 .- 658

Nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ngân hàng số tại các chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại Hà Nội. Nghiên cứu đã lấy mẫu gồm 278 phiếu khảo sát hợp lệ từ khách hàng của các chi nhánh Sacombank tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, các nhân tố tác động tích cực bao gồm: “Cảm nhận dễ sử dụng” (β = 0,426), “Bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy” (β = 0,286), “Chi phí giao dịch” (β = 0,176), “Nhận thức” (β = 0,154), “Tính năng của phần mềm ứng dụng” (β = 0,148), “Cảm nhận sự hữu ích” (β = 0,147). Qua đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm duy trì và phát triển lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số của Sacombank tại Hà Nội.

9 Nguồn nhân lực của ngân hàng số trong bối cảnh chuyển đổi / Đào Thị Thanh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 83-85 .- 332.04

Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên ta cũng đưa ra định hướng đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số để tạo sự bứt phá và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng đang đặt ra mục tiêu hàng đầu là số hóa các hoạt động ngân hàng. Điều này đặt ra vấn đề là phải có nguồn nhân lực để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả. Bài viết đề cập tới nội dung chuyển đổi số ngành ngân hàng, yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngân hàng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về nguồn nhân lực trong ngân hàng.

10 Xu hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng gắn liền với thế hệ gen Z / Lê Thị Anh Quyên // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 12(621) .- Tr. 12-17 .- 658

Gen Z - thế hệ sinh ra từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2010, đang trở thành phân khúc người tiêu dùng quan trọng trong ngành Ngân hàng. Thế hệ này đã lớn lên trong thời đại kỹ thuật số và yêu cầu tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tài chính. Do đó, xu hướng ngân hàng liên quan đến Gen Z đang phát triển nhanh chóng. Các ngân hàng đang ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng di động, chẳng hạn như ứng dụng di động và ví kỹ thuật số, nhằm đáp ứng nhu cầu về sự thuận tiện và linh hoạt của Gen Z. Để luôn phù hợp và cạnh tranh, các ngân hàng phải thích ứng với những xu hướng này và đưa ra các giải pháp sáng tạo phục vụ cho sở thích của Gen Z.