CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Liên minh Châu Âu

  • Duyệt theo:
51 Khủng hoảng nhập cư và những rạn nứt trong lòng Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát, Đào Thị Mai Liên // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 3 (210) .- Tr. 13-23 .- 327

EU đã có nhiều nỗ lực để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư bằng việc đưa ra các chính sách ở cấp độ Liên minh và quốc gia. Nhưng do còn nhiều bất đồng về lợi ích và mục tiêu giữa các thành viên, biểu hiện là sự lúng túng, thiếu đồng thuận trong việc tìm ra biện pháp đồng bộ hiện nay đã khiến bài toán di cư vẫn còn bỏ ngỏ, thậm chí nội khối EU bị chia rẽ một cách tương đối sâu sắc.

52 Cơ chế giải quyết thống nhất và cơ chế bảo hiểm tiền gửi của Liên minh ngân hàng châu Âu - kinh nghiệm cho ASEAN / PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, TS. Nguyễn Minh Sáng, ThS. Hoàng Thị Thanh Thúy, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vĩnh // Ngân hàng .- 2018 .- Số 5 tháng 3 .- Tr. 52-58 .- 332.12

Tập trung phân tích chi tiết vai trò, cấu trúc cũng như hạn chế của hai trụ cột cơ chế giải quyết thống nhất và cơ chế bảo hiểm tiền gửi trong liên minh ngân hàng chấu Âu từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho ASEAN trong bối cảnh thanh lập Liên minh ASEAN.

53 Điều chỉnh chính sách viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Liên minh Châu Âu / Hồ Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Phương Dung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 76-87 .- 327

Trình bày khái niệm về viện trợ phát triển chính thức (ODA). Chiến lược của EU trong hoạt động viện trợ phát triển. Sự điều chỉnh trong chính sách ODA của EU.

54 Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân bằng phương thức trực tuyến ở Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á / Phan Thị Thanh Thủy // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 3 (347) .- Tr. 55-64 .- 340

Đưa ra những khuyến nghị đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giải quyết các tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân ở Liên minh châu Âu (EU).

55 Bàn về vấn đề tự do chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ trách nhiệm ngoài hợp đồng trong pháp luật Liên minh châu Âu / Nguyễn Đức Vinh // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 1 (104) .- Tr. 41-46 .- 340

Phân tích một số quy định trong Quy chế Rome II, sự hình thành quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh tranh chấp ngoài hợp đồng của tư pháp châu Âu, hình thức chọn luật áp dụng ex post và ex ante, cũng như nêu lên mức độ tự do chọn luật áp dụng của các bên và các giới hạn của quyền tự do này.

56 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của liên minh Châu Âu và kinh nghiệm đối với Asean / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2016 .- Số 9 (196) .- Tr. 75-84 .- 340

Đưa ra một số kinh nghiệm đối với ASEAN nhằm hoàn thiện và tăng cường tính hiệu lực của những thỏa thuận và trách nhiệm hơn nữa giữa các thành viên.

57 Trợ cấp tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Liên minh Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam / Phạm Thị Hiền, Nguyễn Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 61-70 .- 327

Nghiên cứu những phương thức trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Liên minh Châu Âu và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.

58 Vận động chính sách ở các thể chế của Liên minh Châu Âu – Vấn đề và thách thức / Trịnh Thị Xuyến // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 8 (191)/2016 .- Tr. 9-18 .- 327

Các chủ thể và tính hai mặt của vận động chính sách ở EU. Các hình thức và tính phức tạp cũng như các quy định của vận động chính sách EU.

59 Hợp tác xuyên biên giới ở Liên minh Châu Âu: Thực tiễn và một số kinh nghiệm / PGS. TS. Nguyễn An Hà, TS. Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 6 (165)/2014 .- Tr. 3-12. .- 327

Tại Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu đã thừa nhận hợp tác xuyên biên giới giữa ba nước, hoặc bốn quốc gia. Hợp tác xuyên biên giới nhằm giảm các thủ tục hành chính, giảm các rào cản kỹ thuật và pháp lý, hợp tác giải quyết các vấn đề chung giữa các nước có chung biên giới, quản lý các chương trình dự án hợp tác chung. Dựa trên kinh nghiệm đó, bài báo này là kết quả nghiên cứu của Đề tài “Tây Nguyên trong hợp tác phát triển kinh tế - xã hội xuyên biên giới vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”.

60 Chính sách đối ngoại Liên minh Châu Âu (EU) – Trung Quốc / ThS. Nguyễn Thanh Lan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 4 (163)/2014 .- Tr. 48-56. .- 327

Trong quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của mỗi bên đóng vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện mục tiêu, mong muốn và cách thức tiếp cận đối tác của hai bên. Liên minh Châu Âu cũng như Trung Quốc đều đang trong quá trình khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tham gia nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới. Bài viết đề cập đến chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc cũng như của Trung Quốc với EU, qua đó đưa ra dự báo triển vọng của mối quan hệ EU – Trung Quốc trong thời gian tới.