CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lao động

  • Duyệt theo:
1 Dịch chuyển lao động quốc tế và những giải pháp cho lao động Việt Nam làm việc tại các nước – khu vực Trung Đông / Bùi Quang Sơn // .- 2023 .- Số 07 (215) - Tháng 7 .- Tr. 63 - 68 .- 327

Với bối cảnh trong nước và quốc tế liên tục thay đổi, cụ thể như xu thế hội nhập và toàn cầu hóa sẽ cho phép lao động dịch chuyển dễ dàng hơn giữa các quốc gia với những luồng lao động rất khác nhau cả về tri thức, trình độ và nhóm nghề nghiệp. Hay như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm mất đi những công việc có tính chất giản đơn, thay vào đó, có những công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kỹ năng tay nghề và khả năng sử dụng công nghệ thuần thục hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn. Từ phía cung, thu nhập cao hơn ở các nước chủ nhà là nhân tố chính quyết định sự di chuyển lao động, trong khi từ phía cầu do thiếu lao động có chuyên môn của các nước chủ nhà trong một số lĩnh vực. Do đó người lao động cần đáp ứng những điều kiện nhất định và lựa chọn thị trường lao động phù hợp.

2 Tình hình lao động ở Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa và một số kiến nghị giảm thiểu tranh chấp lao động / Lê Hữu Nhơn // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 28-30 .- 344.01

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn luôn khẳng định kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, muốn xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển bền vững thì vai trò người lao động và doanh nghiệp không thể tách rời nhau mà phải gắn kết chặt chẽ với nhau để góp phần đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc, ấm no cho mọi nhà. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động ổn định.

3 Một số vấn đề về giúp việc gia đình: các yếu tố ảnh hưởng và bằng chứng thực tiễn / Vũ Thị Vân Ngọc // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 37-39 .- 658

Nhu cầu lao động giúp việc gia đình ngày càng tăng lên nhờ điều kiện kinh tế và đời sống dần được cải thiện trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thực tế phát triển và lực lượng lao động giúp việc gia đình đã đặt ra những vấn đề về pháp lý và an sinh đối với công việc này. Giúp việc gia đình là một nghề đã được quy định trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 và các quy định khác liên quan. Tuy nhiên, đến nay giúp việc gia đình vẫn chưa có trong chương trình đào tạo chính thức. Đồng thời, vấn đề nguồn cung thiếu hụt và đào tạo cho nghề này cũng đang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề cần giải quyết.

4 Giải pháp nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng, Trần Thiên Kỷ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 49-52 .- 658

Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được công bố đầu năm 2023 cho thấy, trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có bước tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều cải thiện cả về giá trị và tốc độ. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm qua. Bài viết đánh giá năng suất lao động của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

5 Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Võ Thành Tâm, Huỳnh Ngọc Chương, Huỳnh Ái Hậu // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 85-100 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao.

6 Xóa bỏ lao động trẻ em : từ nhận thức đến hành động trước bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa Tâm, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Minh Diễm Quỳnh // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 31 - 33 .- 330

Bài viết chỉ ra những vưỡng mắc tại một số địa phương điển hình trên phạm vi cả nước trong xác định trách nhiệm của từng chủ thể. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hóa chủ phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

7 Đảm bảo thực hiện pháp luật lao động về lao động nữ trong thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị / Singha Ngiamchaleun, Lê Văn Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 7(479) .- Tr. 42-50 .- 340

Pháp luật về lao động nữ đặt lao động nữ vào một trong những đối tượng trong nhóm lao động đặc thù với nhiều đặc điểm riêng về vật chất, tinh thần và tâm sinh lý. Hiện nay, một số biện pháp pháp lý nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật lao động về lao động nữ còn nhiều bất cập. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề còn bất cập đó, nhóm tác giả bài viết kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật.

8 Đào tạo tiếng Anh cho lao động nữ di cư nước ngoài : tăng cơ hội và giảm thách thức / Ngô Thị Thanh Tâm, Phạm Thị Bích Ngọc, Phạm Thế Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 637 .- Tr. 80-82 .- 330

Số lượng làm việc ở nước ngoài đang có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây. Cũng như nam giới, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không chỉ được nâng cao về kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, ngày càng có kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp mà còn mang lại thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. Lao động nữ di cư nước ngoài thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, thiếu kiến thức chuyên môn và thiếu hiểu về biết về quyền lợi bảo vệ. Đào tạo tiếng Anh cho lao động nữ di cư có tín cấp thiết, giúp họ tăng cơ hội và giảm thách thức khi làm việc tại nước ngoài.

9 Thúc đẩy việc học tiếng Anh trực tuyến nhằm mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Nhiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- .- 428

Tại Việt Nam, lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỷ lệ cao, 49%, nhưng tiềm năng của lực lượng lao động này vẫn chưa được phát huy tối đa do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ trên toàn cầu, lao động nữ phải đối diện với rất nhiều những thách thức hơn so với lao động nam. Một trong những thách thức mà họ phải đối diện hiện nay là trình độ tiếng Anh kém- không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng do đó dẫn đến thất bại trong tìm kiếm các công việc đem lại thu nhập cao hay công việc đem lại cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

10 Cải thiện năng lực tiếng Anh của lao động Việt Nam thông qua các khoá học kết hợp / Vũ Thuỳ Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 84-86 .- 428

Việc sở hữu nguồn cung lao động trẻ và dồi dào, giữa lúc nhiều quốc gia đang phải đau đầu vì vấn đề gia hóa dân số là một trong những lý do các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, nhu cầu tuyến lao động trình độ ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một thực tế là ở những phân khúc việc làm yêu cầu trình độ cao, lao động Việt Nam được đánh giá tốt về tinh thần sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ nhưng lại gặp nhiều trở ngại về tiếng Anh. Cách mạng công nghệ bùng nó đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục. Người ta bắt đầu đưa các cách thức dạy-học kiểu mới, có ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh và bước đầu thu được hiệu quả, tiêu biểu như các khoá học kết hợp.