CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Số

  • Duyệt theo:
1 Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách / Lê Sĩ Đồng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 116-128 .- 330

Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.

2 Phát triển kinh tế số và tác động đễn phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 3-14 .- 330

Thông qua các số liệu kinh tế và tình hình xã hội thực tế những năm gần đây tại Trung Quốc để phân tích tác động của kinh tế số đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống Trung Quốc.

3 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 121-123 .- 330

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế số và khả năng gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế trong dài hạn gắn liền với trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh và phát triển bền vững. Xuất phát từ quốc gia có mức độ phát triển thấp, Việt Nam đã từng bước phát triển kinh tế và đạt được thành tựu quan trọng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi gia tăng đóng góp của kinh tế số có khả năng gia tăng thành tựu trong phát triển kinh tế trong dài hạn.

4 Phát triển kinh tế dữ liệu : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Văn Thủy // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 109 - 120 .- 657

Nghiên cứu này phân tích sự phát triển của nền kinh tế dữ liệu và tổng hợp 5 thành phần phát triển kinh tế dữ liệu bao gồm: chính sách phát triển nền kinh tế dữ liệu, phát triển dữ liệu mở, khung pháp lý cho phát triển dữ liệu kinh tế, phát triển hạ tầng công nghệ và phát triển thị trường dữ liệu. Từ đó nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh tế dữ liệu của các nước trên thế giới và đề xuất phương án phát triển kinh tế dữ liệu cho Việt Nam.

5 Nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo kế toán trong điều kiện kinh tế số hiện nay / Bùi Quang Hùng, Mai Thị Hoàng Minh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 60-66 .- 657

Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, doanh nghiệp (DN) có những nhu cầu đặc biệt đối với đào tạo kế toán (ĐTKT) để đảm bảo rằng, nhân viên kế toán của họ có đủ kỹ năng và hiểu biết để đối mặt với thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh số. DN đòi hỏi người làm kế toán phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ, bao gồm: sự hiểu biết vững về phần mềm kế toán, các công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và big data, có kỹ năng thực hành cao. Đồng thời, DN cũng luôn muốn nhân viên có khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ việc xử lý dữ liệu đến tạo ra báo cáo chi tiết.

6 Thực trạng phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng / Lê Huy Kim Hoàng Anh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 31-33 .- 330

Làn sóng tiếp theo của những công nghệ số sẽ mang lại tiềm năng chuyển đổi Đà Nẵng thành một nền kinh tế hoạt động với hiệu quả vượt trội và mang lại mức sống cao hơn cho tất cả người dân Đà Nẵng trong những thập kỉ tới. Thành phố Đà Nẵng cũng đã và đang thể hiện rõ quyết tâm, định hướng và nỗ lực hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bài viết trình bày về thực trạng phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp cho phát triển kinh tế số ở thành phố Đà Nẵng.

7 Mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay / Hồ Thị Hiền, Lê Thị Trang, Hoàng Thị Mai // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 37-39 .- 330

Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam cần chuẩn bị nền tảng kinh tế số và thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đồng thời đảm bảo về môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế số gắn với sự phát triển bền vững là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm trong thời gian vừa qua để nền kinh tế phát triển, tăng trưởng xanh. Kinh tế số gắn với kinh tế xanh trong doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tạo sự phát triển bền vững bao gồm phát triển đồng đều cả về kinh tế, xã hội và đảm bảo về môi trường. Bài viết đánh giá mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.

8 Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Phong Nguyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42-57 .- 658

Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.

9 Quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Trần Thị Thúy Lâm // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 66-76 .- 340

Là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, người khuyết tật cần được nhà nước và các chủ thể khác bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội thụ hưở ng tất cả các quyền con người, trong đó có quyền làm việc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số hiện nay đã đặt ra yêu cầu bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật ở Việt Nam có những thay đổi mới . Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và sự giảm dần của các nghề nghiệp cũng như cách tuyển dụng truyền thống có thể tạo ra nguy cơ không có việc làm đối với mọi người và càng trở thành vấn đề thách thức hơn đối với người khuyết tật. Nhận diện người khuyết tật là lực lượng lao động quan trọng và thành phần không thể thiếu của nền kinh tế, bài viết phân tích những thuận lợi, thách thức và đưa ra một số giải pháp trong việc bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay.

10 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam / Đinh Thị Thu Hương, Ngô Thị Hoài Linh // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 82-84 .- 332

Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 10-20% liên tục từ năm 2016 đến nay. Không chỉ đóng góp ngày càng lớn vào GDP, kinh tế số của Trung Quốc đã trở thành một động lực mới, làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc từ bên ngoài. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh xác định kinh tế số sẽ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới.