CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng suất lao động

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 13 - 23 .- 658

Nghiên cứu xem xét tác động của xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu và tăng trưởng tân cổ điển. Sử dụng dữ liệu trích từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Tổng cục Thống kê, kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, nghiên cứu kiểm định các giả thuyết xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn ảnh hưởng thuận chiều đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy, các giả thuyết được ủng hộ hoàn toàn với sự kiểm soát các nhân tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp và người lao động.

2 Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Phong Nguyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42-57 .- 658

Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.

3 Giải pháp nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng, Trần Thiên Kỷ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 49-52 .- 658

Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được công bố đầu năm 2023 cho thấy, trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có bước tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều cải thiện cả về giá trị và tốc độ. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm qua. Bài viết đánh giá năng suất lao động của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

4 Năng suất lao động việt nam nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động / Trần Văn Hưng, Trần Việt Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 54 - 57 .- 332

Thời gian vừa qua, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động, nhưng có sự biến động khác nhau trong mỗi giai đoạn. Bài viết đánh giá tăng năng suất lao động nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

5 Nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững / Nguyễn Thị Mị Dung // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 48 - 50 .- 332

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ngày 8/11/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.

6 Hiệu quả và năng suất tổng hợp của khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 / Hồ Quốc Thông // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 23-35 .- 330

Bài báo sử dụng dữ liệu từ niên giám thống kê cấp tỉnh và phương pháp đo lường năng suất tổng hợp Färe-Primont, hiệu quả nguồn lực và phân tác các thành phần của năng suất tổng hợp. Kết quả chính cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng năng suất tổng hợp và tăng trưởng kinh tế của ĐNB trong những năm từ 2016 đến 2021. Sự khác biệt giữa các tỉnh/ thành về vấn đề tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng là rất rõ ràng. Dư địa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực là khá lớn, và có thể tăng GRDP của toàn vùng khoảng 10%, tương đương 180 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Kết quả cũng minh chứng về sự tác động của dịch bệnh và khó khăn khác trên thế giới tạo nên tác động kép tiêu cực tới xu thế giảm sút về tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất tổng hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.

7 Các yếu tố quyết định đến năng suất nhân tố tổng hợp của ngành chế biến thủy sản Việt Nam / Nguyễn Trọng Mạnh, Đinh Thái Quang, Nguyễn Văn // .- 2023 .- Số 317 - Tháng 11 .- Tr. 26-36 .- 330

Bài viết nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của ngành chế biến thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm soát hàm của Wooldridge (2009) để ước lượng hàm sản xuất và dự báo TFP. Sau đó, chúng tôi phân tích các yếu tố quyết định đến TFP theo năm khía cạnh: Đặc điểm nội bộ của doanh nghiệp; Hoạt động thương mại quốc tế; Hạn chế tài chính; Cường độ cạnh tranh; và Môi trường sản xuất, kinh doanh. Kết quả cho thấy Tuổi và quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với cả mức TFP và tăng trưởng TFP. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với TFP, nhưng thuận chiều với tăng trưởng TFP. Yếu tố xuất nhập khẩu có mối quan hệ tích cực với năng suất, nhưng dư nợ tín dụng thì ngược lại. Cường độ cạnh tranh tác động tích cực đến mức TFP, nhưng tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP. Cuối cùng, các yếu tố về môi trường sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ thuận chiều với năng suất.

8 Ngưỡng quy mô tối ưu của doanh nghiệp Việt Nam / Trần Thị Bích, Đỗ Văn Huân // .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 52-67 .- 658

Kết quả phân tích cũng cho thấy ngưỡng quy mô tối ưu khác nhau theo ngành và vùng kinh tế. Các ngành dịch vụ có quy mô tối ưu nhỏ trong khi đó ngành công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao có quy mô tối ưu lên đến 1000 lao động. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp của ngành này chỉ chiếm 8%. Kết quả từ bài nghiên cứu hàm ý để thúc đẩy tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần thiết kế và thực thi các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đến ngưỡng quy mô tối ưu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp chế tạo để có thể bắt kịp các nước phát triển.

9 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới / Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Văn Hoàng // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 40 - 53 .- 330

Bài viết phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An ở cấp độ doanh nghiệp dựa trên cở tính toán từ số liệu điều tra sơ cấp về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012 – 2021. Nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng cao hơn so với bình quân chung của vùng Bắc Trung Bộ nhưng kém hơn so với mức trung bình cả nước; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ là chủ yếu năng suất còn thấp, mức độ liên kết với doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới.

10 Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động: Nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam / Bùi Thị Thu Hà, Mai Thanh Lan, Bùi Tuấn Thành // .- 2023 .- Tập 65 - Số 10 - Tháng 10 .- Tr. 01-07 .- 650.01

Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lao động (NSLĐ) tại các doanh nghiệp dệt may (DNDM) ở Việt Nam. Số liệu thu thập từ 165 phiếu điều tra người lao động (NLĐ) tại các DNDM ở Việt Nam được xử lý qua phần mềm SPSS 26, sau đó tiến hành thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hàm hồi quy. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tại các DNDM ở Việt Nam nhằm nâng cao NSLĐ trong thời gian tới.