CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền con người

  • Duyệt theo:
1 Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự / Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Thảo // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 10 – 21 .- 340

Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra cơ sở pháp lý tối cao cho việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam nói chung và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. Bài viết phân tích các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trên cơ sở so sánh với chuẩn mực quốc tế về quyền con người, tham khảo Hiến pháp một số nước, bài viết đề xuất hoàn thiện quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

2 Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và một số kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Mai Anh // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 1 – 9 .- 340

Quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung nổi bật của Hiến pháp năm 2013. Sau 10 năm thi hành, việc đánh giá hiệu quả của các quy định này là vô cùng cần thiết cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả tập trung phân tích các nội dung cơ bản về hạn chế quyền con người, quyền công dân theo pháp luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013; đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện.

3 Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định đầu tư song phương và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 99- 115 .- 340

Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) thế hệ đầu tiên không bao gồm các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR). Sau đó, điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần xuất hiện trong một số hiệp định đầu tư song phương nhưng không trực tiếp quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm quyền con người. Gần đây, hiệp định đầu tư song phương được sửa đổi theo hướng rà soát lại một số điều khoản cân bằng hơn về nghĩa vụ của nhà đầu tư. Theo đó, các hiệp định đầu tư song phương có xu hướng kết hợp các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các phần hoặc chương về “nghĩa vụ của nhà đầu tư” hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm bảo vệ quyền con người được thiết lập bởi pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Từ những kinh nghiệm phát triển và thiết kế điều khoản trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định đầu tư song phương của một số quốc gia, bài viết đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

4 Forum necessitatis: Một công cụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 63-76 .- 340

Bài viết chứng minh bảo vệ quyền con người không chỉ là nhiệm vụ riêng của luật nhân quyền quốc tế, mà còn của cả các ngành luật khác, trong đó có tư pháp quốc tế. Bài viết phân tích học thuyết và quy định về forum necessitatis như một công cụ mà tư pháp quốc tế có thể sử dụng để bảo vệ quyền con người.

5 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48

Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

6 Tự do hợp đồng và quyền con người theo pháp luật pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 65- 73 .- 340

Tự do hợp đồng không chỉ là một quyền con người cơ bản mà còn có thể là một trong những công cụ để xâm phạm quyền con người. Các bên trong hợp đồng, thông qua nguyên tắc tự do ý chí, có thể tự do thoả thuận các điều khoản xâm phạm quyền con người nếu không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả các điều khoản đó. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc quyền con người là một yếu tố hạn chế tự do hợp đồng. Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Pháp có những án lệ đề cập việc tự do hợp đồng bị hạn chế bởi quyền con người. Bài viết phân tích, so sánh quy định của pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam về tự do hợp đồng và quyền con người. Từ đó, bài viết chỉ ra các hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này và đề xuất các kiến nghị về phương pháp kiểm soát điều khoản hợp đồng xâm phạm đến quyền con người nhằm khắc phục những hạn chế đó.

7 Pháp luật Nhật Bản về bảo đảm quyền của người cao tuổi trước tác động của già hoá dân số và một số gợi ý cho Việt Nam / Trương Hồ Hải, Nguyễn Phương Nhung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 122-134 .- 340

Nhật Bản là một trong số các quốc gia có tốc độ già hoá dân số với tỉ lệ cao với các quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ già hoa dân số dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trẻ thừa lao động cao tuổi cũng như suy yếu hệ thống buộc phải xây dựng một số đạo luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi, đồng thời sử " an sinh xã hội. Trước tác động này, Nhật Bản dụng nguồn lao động là người cao tuổi. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già từ năm 2026 và thời kì dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026 2054), tương ứng với tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Bài viết này phân tích một số đạo luật bảo đảm quyền của người cao tuổi của Nhật Bản trước tác động của già hóa dân số, qua đó đưa ra một số gợi ý hoàn thiện pháp luật trước tác động của già hoá dân số ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

8 Tình yêu của những con người bị tước đoạt nhân quyền trong Chí Phèo của Nam Cao và Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo / Bùi Ngọc Anh Thư // .- 2023 .- Tập 12 - Số 6 .- Tr. 74-81 .- 895

Văn học so sánh đã và đang là một lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng. Thông qua bài viết này, tác giả muốn vận dụng lí thuyết của văn học so sánh vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể, để thấy rõ hơn những tương đồng và khác biệt giữa cách thể hiện tình yêu của hai tác giả thuộc hai nền văn học, hai trào lưu văn học khác nhau. Với "Chí Phèo" và "Nhà thờ Đức Bà Paris", Nam Cao và Victor Hugo đã có nhiều phát hiện mới mẻ về sức mạnh của tình yêu đối với những con người dưới đáy xã hội.

9 Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật Việt Nam thời Nguyễn và những bài học kinh nghiệm / Trần Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thủy // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 13-24 .- 341.48

Pháp luật Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) đã dành sự quan tâm nhất định đến những đối tượng được coi là yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tì, những người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Không chỉ ghi nhận những quyền lợi nhất định và dành những ưu đãi về vật chất và tinh thần cho nhóm người yếu thế, Nhà nước thời Nguyễn còn thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền được thực thi trên thực tế. Bài viết nghiên cứu về những quy định và biện pháp bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời Nguyễn nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế cũng như tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

10 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người / Chu Hồng Thanh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 8 - Tháng 8 .- Tr. 4-6 .- 340

Nhà nước Việt Nam kể từ ngày 02/9/1945 đến nay trải qua 78 năm thử thách, được xác định là một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc: nhà nước của dân, do dân và vì dân. Sự khác nhau căn bản và quan trọng nhất giữa nhà nước kiểu mới với tất cả các nhà nước trong lịch sử trước đó ở chỗ: các nhà nước trong lịch sử thì dân phục vụ nhà nước, còn nhà nước kiểu mới là nhà nước phục vụ nhân dân. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước “ liêm chính, kiến thiết quốc gia và phục vụ nhân dân”; nhà nước vì các quyền và tự do cơ bản của con người. Bài viết đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung này.