CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vốn xã hội

  • Duyệt theo:
1 Tác động của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh / Thái Thị Hồng Nhi // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 184-187 .- 332.04

Bài viết sử dụng hồi quy logistic với dữ liệu thu thập từ 336 phụ nữ nghèo ở Tây ninh để đánh giá tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo.

2 Hiệu quả sử dụng vốn xã hội của doanh nghiệp / Bùi Văn Thời // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 614 .- Tr. 70 - 72 .- 330

Bài viết giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết vốn xã hội. Sau đó, tác giả trình bày hiệu quả sử dụng vốn xã hội của doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh.

3 Vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam / Trần Nha Ghi // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 47-68 .- 332.12

Dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết vốn xã hội, và lý thuyết về nguồn nhân lực, nghiên cứu này giải thích quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát; đồng thời, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh với vai trò trung gian của chuyển đổi số. Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) được thực hiện với cỡ mẫu là 218 nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số đóng vai trò là trung gian một phần giữa vốn xã hội và đổi mới mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để nhà quản lý chủ động xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan như: Cơ quan của Chính phủ và các đối tác (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng số). Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

4 Vốn xã hội trong tục ngữ, ca dao Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Thủy // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 63-69 .- 895

Nghiên cứu về vốn xã hội trong tục ngữ, ca dao của cha ông xưa góp phần đưa đến cái nhìn đầy đủ về chiều dài phát triển của khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay.

5 Một vài so sánh về đặc điểm vốn xã hội của người Việt Nam và người Hàn Quốc / TS. Cao Thị Hải Bắc // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 2 (192) .- Tr. 63-73 .- 306

Bài viết so sánh có hệ thống về đặc điểm vốn xã hội của người Việt và người Hàn theo 3 thành tố cơ bản nhất của vốn xã hội: lòng tin xã hội, quan hệ giúp đỡ, sự tham gia xã hội. Đóng góp rõ nhất của bài viết là đã chỉ ra được một số điểm tương đồng và khác biệt về vốn xã hội của người Việt đã và đang phát triển song song theo cả hai khuynh hướng co cụm vào trong và vươn ra ngoài. Trong khi đó, vốn xã hội của người Hàn lại mang nhiều đặc điểm co cụm vào trong hơn.