CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài nguyên Du lịch

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong đánh giá các điểm tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương / Lê Thị Ngọc Anh, Phan Văn Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2023 .- Số 1 (40) .- Tr. 49-57 .- 910

Nghiên cứu sử dụng 7 tiêu chí tổng hợp đánh giá 19 điểm tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn, tỉnh Bình Dương; sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc thu thập ý kiến đóng góp của 8 chuyên gia đại diện các bên liên quan để xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá theo hình thức so sánh cặp.

2 Phân tích tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch tỉnh Điện Biên / Trần Thị Hằng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 47-53 .- 910

Bài báo sử dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tài nguyên địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái,lãnh thổ, phân tích đặc điểm, giá trị tài nguyên với hoạt động du lịch ở tỉnh Điện Biên như: giá trị văn hóa lịch sử, giá trị thẩm mĩ, giá trị kinh tế. Kết quả cho thấy, địa hình tỉnh Điện Biên phân hóa thành 18 kiểu khác nhau như: dãy núi trung bình, địa lũy khối tảng cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất; khối núi bóc mòn trên cấu trúc khối tảng, khối núi bóc mòn thạch học cấu trúc dạng vòm khối tảng, khối núi xâm thực bóc mòn…

3 Du lịch Kon Tum từng bước phục hồi và bứt phá / Nguyễn Doãn Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 44-45 .- 910

Kon Tum sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa vô cùng đa dạng, đặc sắc cùng những điều kiện thuận lợi về kinh tế- xã hội…mặc dù chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, song với những tiềm năng, lợi thế được khai thác hợp lý, du lịch Kon Tum có thể bức phá trở thành trung tâm du lịch của Tây Nguyên.

4 Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững / Lê Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Hoàng Hải Nguyên // Môi trường .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 59-62 .- 363

Trình bày về tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các sản phẩm du lịch tại Vườn quốc gia, kết quả phát triển du lịch, công tác bảo vệ môi trường trong khai thác du lịch và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững.

5 Xác định tiêu chí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa / TS. Lê Kim Dung, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Khánh Linh, Lê Hữu Thắng // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 33-35 .- 363

Làm sáng tỏ về cơ sở lý luận, giúp cho vận dụng vào phân tích, đánh giá định lượng mức độ tác động, góp phần tổ chức lãnh thổ và phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn bền vững.

6 Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định / Vũ Đình Chiến // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 2 (33) .- Tr. 81-90 .- 910

Để phát triển du lịch tỉnh Bình Định có tính khả thi, việc đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho phát triển các loại hình du lịch là rất cần thiết. Vận dụng cơ sở lý luận về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên cho các loại hình du lịch, kết hợp phân tích tổng hợp một số nhân tố bổ trợ, bài báo lựa chọn đánh giá cho 4 loại hình du lịch tỉnh Bình Định. Kết quả đánh giá đã bước đầu xác định các khu vực tập trung tài nguyên, những loại tài nguyên và mức độ thuận lợi của các loại hình du lịch mang tính nổi trội theo lãnh thổ. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng không gian phát triển các loại hình du lịch nổi trội theo các tiểu vùng tỉnh Bình Định.

7 Đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nước ASEAN và vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 12 – 18 .- 910

Tài nguyên du lịch là cơ sở để xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch và thiết kế các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách và tạo ra nguồn thu kinh tế. Nhờ vào các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và độc đáo, ASEAN trở thành một khu vực năng động và tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch. Đây là lợi thế lớn cho ASEAN trong việc cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội và thách thức đối với từng quốc gia thành viên. Bài viết khái quát tài nguyên du lịch và đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nướ ASEAN, qua đó phản ánh một phần bức tranh du lịch trong khu vực ASEAN và chỉ ra một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam nhằm tận dụng các lợi thế về tài nguyên du lịch để thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ này.

9 Góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng / Lê Hồng Vương, Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Mỹ Linh // .- 2016 .- Số 461 .- Tr. 4-6 .- 910

Tài nguyên du lịch là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành sản phẩm du lịch. Với một điểm đến thì tài nguyên du lịch là điều kiện cho sự phát triển du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn giữ vai trò không nhỏ trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay. Đà Nẵng trong mấy năm qua có tốc độ tăng trưởng khá tốt, lượt khách quốc tế và nội địa liên tục tăng lên. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng, bài viết đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch nhân văn thúc đẩy sự phát triển du lịch của thành phố này trong thời gian tới.

10 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Nguyên / Nguyễn Thu Nhung // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 55-59 .- 910

Đánh giá tổng hợp các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Nguyên. Quy trình đánh giá tổng hợp được thực hiện theo 3 bước: Lựa chọn tiêu chí đánh giá; Xác định trọng số cho các tiêu chí đánh giá; Đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Tây Nguyên.