CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài sản

  • Duyệt theo:
1 Xây dựng, áp dụng chuẩn mực kế toán công về dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng / Hoàng Thị Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 78-80 .- 332

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất về tài chính nhà nước và hội nhập quốc tế. Một trong những cải cách đó là ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Bài viết phân tích sự cần thiết và cơ sở ban hành Chuẩn mực kế toán công Việt Nam về dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng. Trên cơ sở phân tích những thách thức khi ban hành, áp dụng chuẩn mực, bài viết đề xuất khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình ban hành và áp dụng chuẩn mực tại các đơn vị công Việt Nam.

2 Tác động từ việc ràng buộc tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vũ Trọng Hiền, Bùi Trần Công Hiếu, Lê Lan Anh // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 79-82 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu tác động của ràng buộc tài sản đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phương pháp hồi quy FGLS với mẫu quan sát bao gồm 30 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ràng buộc tài sản đã làm giảm đi rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hơn thế nữa, những ngân hàng có mức độ kỷ luật thị trường cao hay những ngân hàng có thanh khoản lớn thì việc ràng buộc tài sản càng làm giảm đi các rủi ro.

3 Phát triển quỹ mở trên thị trường chứng khoán Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thu Thuỷ // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 13-22 .- 332.1

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả đạt được của các quỹ mở kể từ khi ra đời đến nay trên các khía cạnh như Số lượng quỹ, quy mô vốn, giá trị tài sản ròng và kết quả hoạt động. Dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến chủ đề nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu tại bàn, tác giả đã tổng hợp và chỉ ra hàng loạt các khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển của quỹ mở, đó là: (i) Năng lực hoạt động của các công ty quản lý quỹ chưa đồng đều; (ii) Hàng hoá trên thị trường có chất lượng chưa nhiều và đa dạng; (iii) Chính sách thuế đối với hoạt động vào quỹ đầu tư còn nhiều bất cập; (iv) Mức sống và thu nhập dân cư chưa cao; (v) Thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm; (vi) Yếu tố tâm lý người đầu tư chưa vững vàng,... Từ kết quả phân tích này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quỹ mở của Việt Nam trong thời gian tới.

4 Kế toán về đo lường tài sản sinh học lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 116-118 .- 657

Bài viết này tập trung vào phân tích các quy định kế toán hiện hành của Việt Nam về đo lường tài sản sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp để thấy được những bất cập còn tồn tại khi mà Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán riêng cho lĩnh vực nông nghiệp.

5 Tài sản thương hiệu ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 195-197 .- 658.834

Bài viết nghiên cứu về mô hình tài sản thương hiệu ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với thương hiệu cửa hàng tiện lợi Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc – phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng nhằm thu thập thông tin mô tả về hiện trạng người tiêu dùng mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi hoặc đang có ý định chuyển từ mua hàng ở chợ, tạp hóa truyền thống sang cửa hàng tiện lợi, đo lường sự ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến ý định mua hàng của người tiêu dùng hiện nay.

6 Pháp luật Tài chính góp phần thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ / Đào Vũ // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 67-69 .- 346.04

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tăng cường các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời thế chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ và hoàn thiện khung khổ pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

7 Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký – Thực trạng và kiến nghị / Mạch Văn Vương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 39 - 47 .- 340

Pháp luật cho phép vợ hoặc chồng có quyền tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký mà không cần sự đồng ý của người chồng hoặc vợ của mình, nếu giao dịch đó đáp ứng thêm một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn còn nhiều trường hợp cơ quan tư pháp không công nhận quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch này của vợ hoặc chồng và không xét đến các điều kiện phụ đặt ra.

8 Công nghệ blockchain trong đăng ký tài sản (đất đai) tại Georgia và hướng gợi mở cho Việt Nam / Vũ Anh Sao // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 83-89 .- 658

Bài viết phân tích những khía cạnh hiệu quả quy trình ứng dụng công nghệ blockchain trong đăng ký tài sản (đất đai) tại Georgia. Từ đó đưa ra hướng gợi mở cho việc áp dụng công nghệ này ở Việt Nam trong đăng ký tài sản (đất đai) trong tương lai.

9 NFT dưới góc nhìn luật bản quyền / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 15-19 .- 340

Phân tích những tranh luận xung quanh vấn đề bản quyền liên quan đến NFT là cần thiết cho đến việc định hình cơ chế điều chỉnh pháp lý về bản quyền đối với NFT trong tương lai. NFT tạm dịch là token không thể thay thế, là một loại tài sản mật mã có nguồn gốc từ các hợp đồng thông minh trên nền tảng chuỗi khối. NFT là một dạng chuỗi số mã hóa mang tính duy nhất, không thể thay thế, chứa thông tin nhận dạng và xác minh tài sản được lưu giữ trên hệ thống chuỗi khối, vì vậy NFT có thể dùng để lưu trữ, xác định sự tồn tại và quyền sở hữu của các vật phẩm, sản phẩm, tài sản và giao dịch trên thế giới. Nhìn chung, vẫn còn nhiều câu hỏi mở liên quan đến NFT và bản quyền, đặc biệt là khi thị trường mua bán NFT càng ngày càng nhộn nhịp với các giá trị giao dịch cao hơn những gì công chúng có thể dự đoán. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian và nghiên cứu để chỉ ra được mối quan hệ giữa NFT và lý thuyết bản quyền, đồng thời dự báo các vấn đề pháp lý và vi phạm bản quyền có thể xảy ra.

10 Ghi nhận, đo lường sự suy giảm giá trị tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Tấm // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 50-52 .- 657

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) năm 1998 có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) chưa có quy định liên quan đến vấn đề này cũng như chưa có quy định cụ thể và thống nhất quản lý, trình bày trên báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Bài viết này đề cập một số nội dung của IAS 36 phản ánh, ghi nhận suy giảm giá trị của tài sản trên báo cáo tài chính để doanh nghiệp hiểu rõ tính ứng dụng của nó.