CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Doanh nghiệp--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Cao Thanh Huyền // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 66 - 79 .- 340

Bài viết phân tích những điểm mới nổi bật về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trog các quy định điều chỉnh loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân.

2 Giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 / Lê Ngọc Anh, Vũ Thị Hòa Như // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 57 - 65 .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá các quy định về giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020; làm rõ những điểm mới tích cực của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 về quy định giải thể doanh nghiệp; chỉ ra những hạn chế, bất cập đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước trong quá trình doanh nghiệp thực hiện giải thể, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về giải thể doanh nghiệp.

3 Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Cao Thanh Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 66 - 79 .- 340

Bài viết phân tích những điểm mới nổi bật về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trog các quy định điều chỉnh loại hình doanh nghiệp này, trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân.

4 Những điểm mới về quản trị công ti cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra / Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Huy // Luật học .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 80 - 91 .- 340

Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2014, đặc biệt là đối với vấn đề quản trị công ti cổ phần, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cũng như bảo vệ chính đáng của các nhà đầu tư; tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải hoàn thiện liên quan đến các chế định về người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức quản lí và quyền lợi của cổ đông thiểu số. Bài viết trình bày các điểm mới và những hạn chế của Luật Doanh nghiệp 2020, song song với việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật quốc tế về quản trị công ti cổ phần để từ đó đưa ra đề xuất khắc phục, góp phần hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.

5 Quy định về ứng dụng công nghệ tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và một số vấn đề đặt ra trong thi hành / Trần Huỳnh Thanh Nghị // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.28 – 33 .- 340

Bài viết tập trung trình bày, phân tích những điểm mới trong quy định về ứng dụng công nghệ tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế trong thi hành quy định này và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp cũng như pháp luật chuyên ngành cho tương thích với các thay đổi tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.

6 Bàn về một số quy định liên quan đến đại hội đồng cổ đông theo Luật doanh nghiệp năm 2020 / Trần Thăng Long, Phan Huy Lâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 13 (437) .- Tr. 51-56 .- 340

Nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nhiều quy định mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mặc dù vậy, quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về Đại hội đồng cổ đông vẫn còn một số vướng mắc, bất cập. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến Đại hội đồng cổ đông, chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp góp phần bảo đảm cho các quy định này được thi hành có hiệu quả trên thực tế.

7 Quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp năm 2020 / Nguyễn Vinh Hưng, Nguyễn Văn Phước // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 4(247) .- Tr. 90-99 .- 340

Nghiên cứu về quy chế pháp lý của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, từ đó chỉ ra các hạn chế, bất cập và đề xuất một số kiến nghị.

8 Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp năm 2020 / Nguyễn Thị Phương Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 06 (430) .- Tr. 49 - 52 .- 340

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp được xem là một cách thức giúp thành viên rút vốn khỏi công ty, bảo vệ lợi ích của mình trước các quyết định bất lợi từ công ty. Bài viết trình bày, phân tích quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, chỉ ra một số bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định này.

9 Chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp dưới góc độ so sánh / /Huỳnh Thiên Tứ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 08 (432) .- Tr. 35 - 42 .- 340

Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi quy định về đối tượng ký kết hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, đồng thời bổ sung quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng giữa các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự. Quy định mới không chỉ thay đổi về cách nhìn nhận đối với tư cách chủ thể giao kết mà còn tạo cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng hơn cho các bên liên quan đến hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá lý thuyết về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp và so sánh với hướng tiếp cận của pháp luật Trung Quốc, tác giả phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

10 Những điểm mới về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp năm 2020 / Lê Ngọc Cẩm, Chu Thị Thanh Hương // Nghề luật .- 2021 .- Số 02 .- Tr.17 – 23 .- 340

Mặc dù không thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi của Luật doanh nghiệp năm 2014, nhưng thực tiễn sau 05 năm thực hiện Luật doanh nghiệp năm 2014 đã cho thấy tồn tại những bất cập nhất định. Vì vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã có những sửa đổi bổ sung về đăng ký thành lập doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh, góp phần nâng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt nam lên ít nhất 25 bậc theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Bài viết sẽ liệt kê và phân tích những điểm mới đáng chú ý của Luật doanh nghiệp năm 2020 về đăng ký thành lập doanh nghiệp.