CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tế bào học

  • Duyệt theo:
1 Hesperidin bảo vệ tế bào HEK293 trong mô hình tổn thương thận cấp in vitro / Vũ Thị Thu, Ngô Thị Hải Yến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 7(Tập 64) .- Tr. 23-27 .- 610

Nghiên cứu Hesperidin bảo vệ tế bào HEK293 trong mô hình tổn thương thận cấp in vitro. Tế bào biểu mô thận HEK293 được sử dụng để gây mô hình bệnh thiếu máu thận cấp in vitro. Hoạt tính sinh học của Hesperidin (Hes) được đánh giá thông qua tỷ lệ sống của tế bào HEK293 và hàm lượng lipid màng trong ty thể (cardiolipin). Kết quả cho thấy, Hes làm tăng đáng kể khả năng sống của tế bào HEK293 ở nhóm mô hình bệnh so với đối chứng (p<0,05). Đặc biệt, nhóm tế bào được tiền xử lý với Hes trước giai đoạn thiếu oxy có – tái cung cấp oxy có hàm lượng cardiolipin cao hơn so với nhóm tế bào mô hình bệnh nhưng không được xử lý với Hes. Kết quả thu được đã bước đầu chỉ ra rằng, Hes có thể là hoạt dược tiềm năng trong việc bảo vệ tế bào HEK293 và ty thể của tế bào này chống lại tổn thương do thiếu oxy – tái cung cấp oxy.

2 Đánh giá khả năng tái mã hóa nguyên bào sợi người thành tế bào giống tế bào gan bằng cách biểu hiện quá mức gen HNF4α nhờ hệ thống biểu hiện gen Tet-on / Nguyễn Văn Hạnh, Đỗ Trung Kiên, Trịnh Công Sự, Lê Thị Hải Minh, Ngô Thị Thu Hương, Trần Thị Hương Giang // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 633-638 .- 610

Nhằm khảo sát khả năng tái mã hóa thành tế bào nguyên bào sợi của người thành tế bào giống tế bào gan bằng biểu hiện quá mức HNF4α. Tế bào nguyên bào sợi được phân lập và nhân nuôi từ mô da bao quy đầu của bệnh nhân khỏe mạnh hiến tặng. Gen HNF4α được biểu hiện quá mức thông qua hoạt hóa bằng Doxycilin vector biểu hiện gen Tet.on-eGFP-HNF4α. Tế bào sau quá trình xử lý tái mã hóa được đánh giá sự thay đổi hình thái, biểu hiện các protein đặc trưng tế bào gan như: albumin, α-fetoprotein (AFP) và HNF4α sau khi nhuộm miễn dịch huỳnh quang và khả năng tích lỹ glycogen trong tế bào bằng phương pháp nhuộm PAS. Nghiên cứu đã phân lập và nhân nuôi thành công tế bào nguyên bào sợi.

3 Hạt nano bọc berberine cảm ứng biệt hóa tế bào tạo xương in vitro / Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Tuấn Anh, Lê Thị Thùy Dương, Nguyễn Viết Linh, Nguyễn Thị Mai Phương // .- 2020 .- Số 4(Tập 18) .- Tr.633-641 .- 570

Nghiên cứu cho thấy, hạt nano berberine mới (nanoberberine, NBB) có sự phân tán tốt trong nước đã được tổng hợp để làm gia tăng tính khả dụng sinh học của nó. Berberine chứa nhiều tính chất dược lý được sử dụng để điều trị một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch, tăng lipid máu, viêm nhiễm do vi khuẩn và virus, chấn thương do thiếu máu não và bệnh thần kinh. Hơn nữa, berberine còn được biết đến như một chất chống loãng xương bằng cách kiểm soát chức năng của cả tế bào hủy xương và tạo xương. Ngoài ra, hoạt tính phosphatase kiềm (ALP), một dấu hiệu phân tử của quá trình biệt hóa tế bào tạo xương, khi xử lý với NBB là cao hơn đáng kể so với berberine ở cùng nồng độ thử nghiệm. Kết quả này chỉ ra rằng NBB có thể là một tác nhân sinh học tiềm năng cho cảm ứng sự hình thành xương. NBB có thể cải thiện tính sinh khả dụng, đặc biệt là hoạt tính tái tạo xương in vitro so với berberine ở dạng tự do.

7 Modified techniques in quantification of intracellular Listeria monocytogenes in vitro infection = Kỹ thuật cải biến trong định lượng nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes nội bào in vitro / Trần Thanh Thảo, Nguyễn Thị Hà // Công nghệ Sinh học .- 2019 .- Số 17 (4) .- Tr. 767-774 .- 570

Đánh giá những tồn tại nhằm cải thiện các phương pháp hiện hành trong định lượng vi khuẩn nội bào Listeria monocytogenes. Xác định thời gian đề Listeria monocytogenes bị thực bào sẽ tùy vào loại tế bào chủ.

8 Ảnh hưởng trên nhiễm sắc thể tế bào mô tủy xương chuột nhắt trắng của Hồi xuân hoàn / Đoàn Minh Thụy, Trần Thị Thanh Hương, Vũ Mạnh Hùng // .- 2018 .- Số 3-4 .- Tr. 46-51 .- 616

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng trên nhiễm sắc thể mô tủy xương của Hồi xuân hoàn. 91 chuột nhắt trắng Mus muscullus chủng Swiss, gồm 45 chuột đực và 46 chuột cái, 4 tuần tuổi. Chuột đực chia làm 03 lô, tách riêng đực cái; Lô chứng không dùng thuốc; Lô Hồi xuân hoàn liều 3g/kg, lô Hồi xuân hoàn liều 9g/kg, dùng liên tục trong 30 ngày. Vào ngày thứ 31 giết chuột, lấy tế bào tủy xương để đánh giá ảnh hưởng của Hồi xuân hoàn trên nhiễm sắc thể. Kết quả và kết luận: Hồi xuân hoàn không gây ra các đột biến về số lượng cũng như đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tế bào mô tủy xương chuột thực nghiệm khi so với lô chứng.