CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới / Thân Văn Thanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 167-169 .- 330

Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại được coi là một trong những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của nền kinh tế và trở thành động lực tăng trưởng cho kinh tế quốc gia. Đối với Việt Nam, sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế đối ngoại đã phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo đà phát triển của Đất nước trong giai đoạn mới. Bài viết khái quát về chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta kể từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới.

2 Diễn biến thị trường, chỉ số giá tiêu dùng và dự báo năm 2024 / Vũ Duy Nguyên // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 6-10 .- 330

Năm 2023 được đánh giá có nhiều thách thức cũng như điểm sáng đối với các thị trường, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi đại dịch COVID-19, tập trung thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025) và có nhiều biến động bất thường về địa chính trị trong khu vực và trên thế giới thì việc xem xét diễn biến các thị trường, CPI năm 2023 và dự báo năm 2024 trên quan điểm kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng để đưa ra khuyến nghị trong công tác quản lý và điều hành kinh tế.

3 Phát triển thị trường chứng khoán thành kênh huy động vống trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế / Trần Phúc Vinh // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 22-24 .- 332.6

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp, mà vẫn phụ thuộc chính vào nguồn vốn vay của ngân hàng, gây áp lực rủi ro cho hệ thống Ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô. Bài báo tập trung nghiên cứu thực trạng về quy mô thị trường cổ phiếu,trái phiếu, số lượng chất lượng doanh nghiệp niêm yết, cơ cấu nhà đầu tư,mỗi trường pháp lý,tính minh bạch,hiệu quả của thị trường ., đưa ra các giải hoàn thiện chính sách,cơ chế để tạo động lực mới,tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả, thực sự trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế .

4 Việt Nam vững mạnh, vươn cao trong năm Rồng / Ngô Đăng Khoa, Joon Suk Park, Yong Han // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 46-49 .- 330

Triển vọng và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Năm 2024, chúng ta có thể tin tưởng, những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý IV/2023 đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kì năm 2022, góp phần vào tổng mức tăng trưởng cả năm 2023 đạt 5,05%. Năm 2024 FDI tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, đồng thời nghiên cứu thị trường ngân hàng để có thể nắm bắt sớm các xu hướng và có biện pháp đề xuất, kiến nghị đón đầu nhằm kiểm soát các phân khúc rủi ro cao nếu có.

5 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Kiên cường và đầy hứa hẹn trước những thách thức / Michele Wee // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 50-52 .- 330

Nhìn chung, kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19 và những biến động địa chính trị, tuy nhiên, vẫn còn chậm và chưa đồng đều. Mặc dù, nền kinh tế đang phục hồi trở lại từ đầu năm 2023 và lạm phát giảm so với mức đỉnh năm 2022. Về cơ bản, năm 2023 là một năm đầy thách thức mà Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Những biến động kinh tế toàn cầu đã tác động đáng kể đến Việt Nam như tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lên tỉ giá USD/VND, lạm phát cao hơn gây ra thách thức và áp lực cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, thông qua việc đổi mới liên tục và tăng cường mở rộng hợp tác sẽ tạo ra sự kết nối và hội nhập rộng rãi hơn, giúp Việt Nam đạt được sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.

6 Điều hành ngân sách nhà nước chặt chẽ đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế / Phạm Văn Trường // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 40-43 .- 330

Nhìn lại năm 2023, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để lại nhiều khó khăn, thách thức cùng những bất ổn của kinh tế thế giới tác động không thuận đến việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách. Bước sang năm 2024, tình hình thế giới được dự báo tiếp tục biến động phức tạp, có nhiều thách thức lớn đặt ra đối với nền kinh tế, đòi hỏi ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước.

7 Thị trường tài chính quốc tế: thực trạng và triển vọng / Vũ Xuân Thanh // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 85-91 .- 332

Sau hai năm sụt giảm trên các thị trường vốn, các thị trường chứng khoán năm 2023 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, phản ánh môi trường kinh tế bất ổn, thị trường chao đảo, căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang. Bước sang năm 2024, với những thông tin tích cực về tình hình lạm phát, thị trường lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, đem đến những hy vọng về tăng trưởng kinh tế sáng sủa hơn trên phạm vi toàn cầu.

8 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2030 / Ngô Công Bình // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 124-128 .- 330

Bài viết đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2000-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 22 năm chuyển dịch, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã có chuyển biến từ nông nghiệp sang công nghiệp, có ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và có nhiều khởi sắc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDRP) theo giá hiện hành trong giai đoạn 2010-2022 đã tăng lên gấp 3,57 lần. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững.

9 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- .- 330

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Trong những năm qua, kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động và bảo đảm an sinh xã hội... Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế du lịch hiện nay của Vùng còn mờ nhạt, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh trước yêu cầu của hội nhập quốc tế. Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

10 Cạnh tranh Mỹ - Trung về kinh tế trong thập niên thứ ba thế kỷ XXI và tác động đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Hạ // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 97-108 .- 330

Trong thập niên thứ ba của thế kỉ XXI, cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung bước vào một giai đoạn mới, toàn diện và khốc liệt hơn, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế. Các đường nét biển chuyển của cuộc cạnh tranh này sẽ là nhân tố định hình môi trường địa chính trị - kinh tế khu vực và toàn cầu trong những năm tới và đương nhiên sẽ tác động đến cả Việt Nam. Qua phân tích những diễn biến mới và trọng tâm của cuộc cạnh tranh, đối đầu chiến lược về kinh tế giữa hai nước, bài viết dự báo một số tác động và hàm ý đối với Việt Nam.